Làng gốm Tân Uyên tất bật làm trâu đất đón mừng xuân Tân Sửu 

Vào những ngày giáp Tết, làng gốm Tân Uyên Bình Dương tất bật chuẩn bị làm trâu đất để phục vụ nhu cầu của người dân dịp Tết đến xuân về.

Nghe đồn phim trường Mêkong Tiền Giang nhiều góc sống ‘ảo’ vạn người mê?Top 4 địa điểm tổ chức sự kiện ở Sài Gòn chuyên nghiệp và đẳng cấpVẻ đẹp hoa đỗ mai ở Vũng Tàu đẹp tựa bức tranh anh đào Nhật Bản

Làng gốm Tân Uyên – làng nghề truyền thống nổi tiếng của tỉnh Bình Dương

Bình Dương là một điểm đến thuộc khu vực Đông Nam Bộ, nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống có lịch sử lâu đời. Trong đó, nghề làm gốm thuộc địa bàn thị xã Tân Uyên đã xuất hiện từ cuối thế kỷ 19. Đến nay, đây là một trong những làng nghề có lịch sử lâu đời của tỉnh Bình Dương.
Bình Dương có nhiều làng nghề lâu đời. Ảnh:VnExpress

Làng gốm Tân Uyên Bình Dương hình thành dựa trên một vùng đất có nguồn đất sét cao lanh chất lượng cao. Lượng đất sét này dễ khai thác, đồng thời có nguồn nhiên liệu củi đốt lớn, tạo điều kiện cho nghề gốm sứ phát triển hàng trăm năm qua.
Nghề làm gốm Bình Dương hình thành từ thế kỷ 19. Ảnh:VnExpress

Hiện tại, khu vực thị xã Tân Uyên có 3 làng gốm chính là Lái Thiêu, Bà Lụa và Tân Khánh. Tổng cộng có hơn 300 lò gốm hoạt động. Mỗi năm, khu vực này cung cấp khoảng 150 triệu sản phẩm gốm sử các loại cho các tỉnh miền Nam. Gốm Tân Uyên nổi tiếng bền đẹp, chất lượng cao vượt thời gian.
Khu vực gốm Tân Uyên có hơn 300 hộ làm gốm. Ảnh:VnExpress

Sự hình thành nên làng gốm đã giải quyết lao động cho rất nhiều cư dân trong vùng. Với chất lượng sản phẩm tốt, gốm Tân Uyên không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Ngày nay, những làng gốm này còn là điểm đến ở Bình Dương được nhiều du khách yêu thích.
Dịp giáp Tết, làng gốm Tân Uyên Bình Dương càng nhộn nhịp. Ảnh:VnExpress

Vào dịp cuối năm, những nghệ nhân làm gốm ở Tân Uyên bận rộn hơn bao giờ hết vì số lượng các đơn đặt hàng tăng cao. Ngoài ra, họ còn làm thêm các sản phẩm gốm sứ là linh vật của năm mới, phục vụ nhu cầu đa dạng của người dân trên địa bàn cả nước.

 

Làng gốm Tân Uyên nhộn nhịp sản xuất trâu đất mùa cuối năm

Ngày nay, dù cuộc sống hiện đại hơn hẳn nhưng nhu cầu gốm sứ của người Việt vẫn rất nhiều. Quanh năm, các nghệ nhân làng gốm luôn bận rộn với việc chế tác nên đa dạng các sản phẩm như nồi, niêu, bình hoa, chậu cây,… Còn những tháng giáp Tết, làng gốm Tân Uyên bắt tay vào sản xuất heo đất và các linh vật của năm mới.
Làng gốm sản xuất heo đất, trâu đất phục vụ Tết. Ảnh:VnExpress

Năm nay, ngoài heo đất, bà con ở Tân Uyên còn sản xuất thêm trâu đất để phục vụ năm mới Tân Sửu. Có dịp đến thăm làng gốm Tân Uyên Bình Dương thời điểm này, bạn sẽ thấy những phân xưởng luôn hoạt động nhộn nhịp. Có những phân xưởng cho ra lò khoảng 2000 – 3000 nghìn sản phẩm, mỗi ngày.
Những lò gốm hoạt động hết công suất. Ảnh:VnExpress

Theo chia sẻ của các hộ gia đình ở làng gốm, trước Tết khoảng vài tháng họ sẽ đặt khuôn hình củ con giáp năm mới để sản xuất nên sản phẩm gốm tương ứng. Năm nay là năm Tân Sửu nên các sản phẩm gốm chủ yếu là trâu đất với đa dạng kích thước, màu sắc, họa tiết bắt mắt.
Trâu đất sơn vàng được người nghệ nhân chăm chút. Ảnh:VnExpress VnExpress

So với việc chế tác các sản phẩm gốm khác thì sản xuất trâu đất có phần công phu. Các nghệ nhân ở đât cho biết trâu sau khi được tạo hình sẽ phơi nắng 1 tiếng, tạo hình và tháo rời khỏi khuôn. Tiếp theo trâu được phơi nắng thêm 2 tiếng và cho vào lò nung.
Những sản phẩm gốm được trang trí đẹp mắt. Ảnh:VnExpress

Để thành phẩm đẹp và chất lượng, mỗi lần nung thường kéo dài hơn 10 tiếng. Theo chia sẻ của các nghệ nhân ở làng gốm Tân Uyên Bình Dương thì trâu đất phải có độ cứng, không bị mẻ hoặc đen khi nung. Sau công đoạn này, heo đất thô được mang đến các xưởng gia công ở Thuận An.
Mỗi ngày, những lò gốm sản xuất đến hàng nghìn sản phẩm. Ảnh:VnExpress

Tại những cơ sở này, heo đất và trâu đất được vẽ trang trí, sơn màu với đủ phong cách khác nhau trước khi mang giao hàng cho khách. Theo quan niệm của người Việt thì các sản phẩm màu vàng, đỏ sẽ mang lại điều may mắn. Vì thế các công xưởng gia công sẽ sử dụng các mảu sắc này để trang trí cho heo.
Người Việt ưa chuộng các sản phẩm có màu vàng, màu đỏ. Ảnh:VnExpress

Thông thường, sơn bột được sử dụng để trang trí cho heo đất, trâu đất. Đặc điểm của loại sơn này là nhanh khô, có độ bám chắc rất cao. Sau khâu sơn màu, người thợ còn phủ thêm kim tuyến lên cho sản phẩm nổi bật và bắt mắt. Trung bình, mỗi sản phẩm hoàn thiện được bán với giá sỉ là 20.000 – 30.000 đồng tùy loại và hình thức trang trí.
Các sản phẩm có giá bán sỉ từ 20.000 – 30.000 đồng. Ảnh:VnExpress

Hiện tại, các sản phẩm trâu vàng ở làng gốm Tân Uyên Bình Dương được trang trí tinh tế, trên thân có chữ Tài – Lộc thường được bán với giá sỉ 30.000 đồng một con. Mức giá này tuy không quá cao nhưng với những đơn hàng lên đến hàng nghìn sản phẩm mỗi ngày mang lại thu nhập tương đối lớn cho các xưởng sản xuất kinh doanh.

>> Xem thêm: Top 5 địa điểm du lịch ở Bình Dương được ‘săn lùng ráo riết’

 

Kinh nghiệm đi các làng nghề ở Bình Dương

So với các làng nghề truyền thống ở Bắc Bộ thì làng gốm Tân Uyên chưa quá nổi tiếng, các hoạt động du lịch cũng chưa được đẩy mạnh. Tuy nhiên nếu một ngày rảnh rỗi không biết chơi gì ở Bình Dương thì bạn có thể ghé thăm các làng nghề này để hiểu thêm về việc làm gốm.
Nét đẹp bình dị của những làng gốm ở Tân Uyên Bình Dương. Ảnh:tangthienhieu

Các làng nghề thuộc khu vực Tân Uyên – Bình Dương cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 40 km. Bạn có thể du lịch Bình Dương bằng phương tiện xe máy để thuận lợi di chuyển khắp các khu vực lân cận.
Bình Dương có nhiều làng nghề đẹp. Ảnh:chihieu.t

Ngoài làng nghề làm gốm, Bình Dương còn có làng nghề chuyên sản xuất mây tre đang, làng làm nhang, làng sơn mài và làng làm guốc. Theo kinh nghiệm đi Bình Dương của nhiều du khách thì bạn nên dành hẳn 1 ngày để khám phá hết các làng nghề lâu đời này, hiểu hơn về nét đẹp của vùng đất Bình Dương bình yên, êm đềm.
Khu sinh thái Thủy Châu là điểm đến đẹp ở Bình Dương. Ảnh:tuyetmai.1998

Về Bình Dương, ngoài trải nghiệm các làng nghề truyền thống có lịch sử lâu đời, du khách còn có thể dành thời gian khám phá Khu du lịch Đại Nam, Khu sinh thái Thủy Châu, Chùa Châu Thới, nhà thờ Phú Cường ở trung tâm thành phố.
Nhà thờ Phú Cường – công trình kiến trúc đẹp ở Bình Dương. Ảnh:nguyenkhaitrung

Đã đi chơi thì chắc chắn bạn không thể không thưởng thức các món đặc sản Bình Dương như bánh bèo bì, gà quay xôi phồng, bún tôm, bò nướng ngói, măng cụt Lái Thiêu và nhiều món ngon hấp dẫn.
Về Bình Dương, bạn đừng quên thưởng thức món xôi phồng trứ danh. Ảnh: vuttha2108

So với nhiều điểm đến khác ở Đông Nam Bộ thì Bình Dương vẫn còn là một “ẩn số” vì chưa có quá nhiều điểm check in nổi bật. Tuy nhiên nếu dành thời gian tìm hiểu, bạn sẽ thấy vùng đất này có rất nhiều thú vị mà chỉ khi trực tiếp đến đây, bạn mới có những trải nghiệm quý giá.

Bảo An

(Theo Báo Thể Thao Việt Nam)

Theo Báo Dulichvietnam.com.vn

Ảnh:VnExpress

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *