Xưởng xà phòng cổ đại 1.200 năm tuổi ở Israel

Các nhà khảo cổ ở Israel đã phát hiện ra một xưởng xà phòng 1.200 năm tuổi gần Rahat trên sa mạc Negev.

Nhật Bản có ý tưởng mới chống Covid-19: Mở cửa toilet không chạm taySoi thấu tâm hồn bằng ‘tấm gương khổng lồ của bầu trời’ tại hồ muối ChakaKhám phá thung lũng Hunza – Thụy Sĩ của Pakistan

Xưởng xà phòng 1.200 năm tuổi tại Rahat chính là một cơ sở làm xà phòng theo cách truyền thống của người Hồi giáo.

Nó cũng là xưởng xà phòng cổ xưa nhất được tìm thấy ở đất nước Israel, lộ diện tại một khu khai quật bên trong một ngôi nhà giàu có ở thành phố Rahat của Bedouin.
Phát hiện thấy xưởng xà phòng trong một ngôi nhà từ thời đầu Hồi giáo. Ảnh: Cơ quan quản lý cổ vật Israel

Sản xuất xà phòng dầu ô liu là một ngành quan trọng trong khu vực từ thời Trung cổ cho đến đầu thế kỷ 20. Chìa khóa để sản xuất loại xà phòng này là dầu ô liu, trái ngược với mỡ lợn được sử dụng ở châu Âu cùng thời, vốn là chất cấm đối với Hồi giáo.

Trong quá trình sản xuất xà phòng, dầu ô liu được trộn với tro tạo ra từ việc đốt cháy cây salsola soda, hay còn gọi là agretti, có chứa bồ tạt và nước.

Hỗn hợp được nấu trong khoảng 7 ngày và sau đó được chuyển đến một bể nước nông, nơi xà phòng đông cứng trong khoảng 10 ngày cho đến khi có thể cắt thành từng thanh. Sau đó được phơi khô thêm. Sản phẩm cuối cùng được hoàn thiện sau hai tháng.
Một cuộc khai quật khảo cổ rộng lớn. Ảnh: Cơ quan quản lý cổ vật Israel

Tiến sĩ Elena Kogen Zehavi, giám đốc khai quật Cơ quan Cổ vật Israel, cho biết: “Đây là lần đầu tiên một xưởng xà phòng cổ xưa như thế này được phát hiện, cho phép chúng tôi tái hiện quy trình sản xuất xà phòng truyền thống. Vì thế nó rất độc đáo. Những gì chúng ta biết trước đó là các trung tâm sản xuất xà phòng quan trọng thời kỳ sau này – thời kỳ Ottoman. Chúng đã được phát hiện ở Jerusalem, Nablus, Jaffa và Gaza.”
Rahat nhìn từ trên không. Ảnh: Cơ quan quản lý cổ vật Israel

Nhà khảo cổ học Elena Kogen-Zehavi nói với tờ Times of Israel rằng xà phòng dầu ô liu đã xuất hiện từ thời Abbasid. Abbasids là một trong những nhà cai trị Ả Rập đã mang Hồi giáo đến Israel. Cô nói, xà phòng là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị và đã đến Ai Cập và các vùng đất Ả Rập khác.

Cuộc chinh phục Thánh địa của người Ả Rập diễn ra vào năm 636, nhưng Hồi giáo chỉ trở thành tôn giáo đa số vào thế kỷ thứ 9. Tuy nhiên, một cuộc khai quật trước đó vào năm 2019 ở Rahat cho thấy rằng Hồi giáo đã sớm đến vùng Negev này.
Một nhà thờ Hồi giáo có niên đại từ khoảng thế kỷ 7 đến thế kỷ 8 trước công nguyên đang được khai quật gần Rahat, tháng 7/2019. Ảnh: Cơ quan quản lý cổ vật Israel

Phát hiện mới về xưởng xà phòng đã được phát hiện trong một công trình kiến ​​trúc khổng lồ mà các nhà khảo cổ học tin rằng thuộc về một gia đình giàu có kiếm sống bằng nghề sản xuất xà phòng, bán hàng tại địa phương và thậm chí có khả năng xuất khẩu.
Bàn trò chơi có tên ‘Chó săn và Chó rừng’ hay ’58 Lỗ’, được tìm thấy trong cuộc khai quật ở Rahat. Ảnh: Cơ quan quản lý cổ vật Israel

Kogen-Zehavi cho biết điều kiện khắc nghiệt của sa mạc, bao gồm gió và bão bụi, nên cần thiết phải vệ sinh cá nhân tốt, không chỉ trong thời kỳ Covid-19 ngày nay, mà còn cách đây 1.200 năm.

Kogen-Zehavi cho biết phương pháp sản xuất xà phòng dầu ô liu được bảo vệ cẩn thận cho đến tận ngày nay và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Một nhà máy sản xuất dầu ô liu hiện đại ở thành phố Nablus của Ả Rập tiếp tục các phương pháp cổ xưa tỉ mỉ này.
Một bàn trò chơi “Cối xay gió” cũng được phát hiện ở Rahat. Ảnh: Cơ quan quản lý cổ vật Israel

Cũng tại khu khai quật xưởng xà phòng 1.200 năm tuổi, người ta phát hiện ra một đĩa đá vôi tròn được sử dụng trong trò chơi chiến lược có tên là “Cối xay gió”, tồn tại sớm nhất vào thế kỷ thứ hai và thứ ba. Một bàn trò chơi khác được tìm thấy “Chó săn và Chó rừng” hoặc “Năm mươi tám lỗ”,, có “tuổi thọ” ít nhất 4.000 năm.

Trò chơi này lần đầu tiên được chơi ở Ai Cập và lan rộng ra các vùng khác của lưu vực Địa Trung Hải và đến vùng Lưỡng Hà vào khoảng 2.000 năm trước Công nguyên. Đây là lần đầu tiên các nhà khảo cổ học tìm thấy những trò chơi như vậy trong thời kỳ đầu của Hồi giáo.

 

Xem thêm: Giải tỏa 5 hiểu lầm về Israel – xứ sở Trung Đông đầy màu sắc

 

Phong Sa

Theo Báo Thể Thao Việt Nam

Nguồn Báo Dulichvietnam online

Ảnh: Cơ quan quản lý cổ vật Israel

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *