Vòng quanh thế giới điểm danh các nước đón Tết Trung Thu

Tết Trung Thu là một dịp lễ lớn được nhiều người chờ đón, đây là lễ chung của nhiều quốc gia. Tuy đều được tổ chức vào dịp rằm tháng 8 hằng năm nhưng Trung Thu ở mỗi quốc gia lại có những nét khác biệt về phong tục, văn hóa.

8 bức tượng Gargoyle độc đáo lồng cả cảm giác đáng sợ và thú vịBộ lạc Wodaabe: Đàn ông trang điểm, phụ nữ thì khôngVì sao đậu đỏ lại gắn liền với ngày Thất Tịch?

Tết Trung Thu với người dân nhiều nước Châu Á chính là dịp tết truyền thống có ý nghĩa đặc biệt trong văn hóa. Ở nhiều nước thậm chí đây là dịp tết được coi trọng hơn cả tết Nguyên Đán với những hoạt động đón mừng cực kỳ long trọng.

Đến hẹn lại lên, cứ vào dịp rằm tháng 8, người dân các nước lại tất bật chuẩn bị để đón tết. Vậy các nước đón Tết Trung Thu là những nước nào và phong tục, văn hóa của mỗi quốc giacó gì đặc sắc, hãy cùng khám phá ngay bây giờ nhé.
Tết Trung thu là dịp lễ lớn ở nhiều nước. Ảnh:Pinterest

Xem thêm: Trọn bộ kinh nghiệm du lịch Việt Nam cực hot
Các nước đón Tết Trung Thu trên thế giới
Việt Nam

Việt Nam là một trong các nước đón Tết Trung Thu rất lớn ở Châu Á. Người Việt sẽ đón tết vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hằng năm, khi mà trăng tròn và sáng nhất.

Ngày lễ này ở Việt Nam không đơn thuần chỉ là tết đoàn viên mà đây còn được coi là một trong những ngày tết của trẻ em. Chính vì vậy, người lớn sẽ mua quà và các loại đồ chơi dân gian như đèn ông sao, mặt nạ, trống, lân để tặng cho con cháu đi chơi trong đêm trăng.
Trung Thu Việt Nam là dịp để đoàn viên, cũng là tết của trẻ em. Ảnh: @bee111295

Tại Việt Nam, hoạt động được mong chờ nhất trong ngày lễ chính và những ngày cận kề đó chính là hoạt động múa lân, những ngày giáp Trung Thu, khắp các ngõ phố, làng quê tiếng trống lân liên tục và rộn ràng tạo không khí vô cùng huyên náo.

Không chỉ những đoàn lân trình diễn công phu của người lớn và các đoàn lân trẻ em cũng rất được chào đón. Khi các em nhỏ múa lân và gõ cửa từng nhà, người ta sẽ thưởng cho đoàn lân chút tiền lẻ để cầu may.
Người Việt thường dùng bánh trung thu với trà xanh. Ảnh: Zing

Bên cạnh các hoạt động vui chơi, Việt Nam cũng là một trong các quốc gia đón Trung Thu có ẩm thực Tết hấp dẫn cũng rất chú trọng đến mâm cỗ cúng rằm.

Mâm cỗ cúng trăng tại Việt Nam sẽ có 5 loại quả, biểu trưng cho ngũ hành. Ngoài ra sẽ có món bánh nướng, bánh dẻo truyền thống với nhiều hương vị tượng trưng cho đất và trời.

Trong bữa cơm đoàn viên ngày Trung Thu, các gia đình Việt sẽ cùng nhau chuyện trò, hàn huyên, con cháu chúc sức khỏe ông bà. Đặc biệt, việc thưởng thức những miếng bánh nướng, bánh dẻo với trà đặc chính là nét đẹp văn hóa đã được duy trì qua nhiều thế hệ người Việt mỗi khi Trung Thu về.

 

Hàn Quốc

Tại Hàn Quốc Tết Trung Thu  được tổ chức rất long trọng và hoành tráng vào ngày rằm tháng 8. Ngày lễ này ở Hàn Quốc được gọi là Chuseok có ngĩa là đêm mùa thu, đêm trăng đẹp nhất năm, Trung Thu ở Hàn Quốc còn mang ý nghĩa là ngày hội mùa.
Người Hàn sẽ mặc Hanbok vào ngày lễ Chusok. Ảnh:@linyetix

Vào ngày Trung Thu, người dân Hàn Quốc sẽ được nghỉ lễ dài ngày với 3 ngày lễ chính, con cháu dù ở xa xôi cũng sẽ trở về đoàn tụ cùng gia đình. Người Hàn Quốc sẽ sử dụng các sản phẩm mới được gặt hái trong những ngày Tết Trung Thu như thịt, cá, rau, bánh gạo, hoa quả.

Người Hàn có món bánh Trung Thu riêng có tên gọi là Songpyeon, món bánh này có hình tựa vầng trăng khuyết hoặc bán nguyệt chứ không phải hình vuông hoặc tròn như đa số các nước đón Tết Trung Thu khác.
Bánh trung thu của người Hàn. Ảnh:@restauranteoseyo

Người Hàn quan niệm rằng, trăng thì sẽ có lúc tròn và khuyết cũng như cuộc đời của con người vậy, luôn phải thay đổi, vận động. Bánh Songpyeon được làm từ bột gạo, đậu xanh, đường và lá thông. Màu sắc bánh rất đa dạng và đẹp mắt với màu hồng, trắng, xanh, vàng…

 

Trung Quốc

Tết Trung Thu ở Trung Quốc cũng được tổ chức rất hoành tráng. Theo truyền thuyết, ngày tết này bắt nguồn ở Trung Quốc vào thời Đường Huyền Tông, người Trung Quốc thường sẽ uống rượu và ngắm trăng vào ngày lễ này nên người ta còn gọi đây là tết ngắm trăng.

Trung Quốc cũng được coi là nơi có ảnh hưởng đến văn hóa ở các nước đón Tết Trung Thu như Singapore, Philippine vì cộng đồng người Hoa đông đảo.
Người Trung Quốc đón Trung Thu rất linh đình. Ảnh: National_Today

Cũng giống người Hàn Quốc, người Trung Quốc cũng rất quan trọng sự sum họp, đoàn viên trong ngày Trung Thu nên tất cả các thành viên sẽ cùng nhau quây quần, ăn uống và trò chuyện.

Món ăn truyền thống trong ngày Tết Trung Thu ở Trung Quốc chính là bánh Mooncake, bánh có hình tròn tượng trưng cho sự vẹn tròn, viên mãn. Bánh trung thu của người Trung Quốc rất giống của người Việt với phần vỏ mỏng, nhân hạt sen, đậu xanh, trứng muối… Ở mỗi vùng của Trung Quốc thì món bánh truyền thống này sẽ có sự biến tấu.
Bánh trung thu của người Trung Quốc rất đa dạng. Ảnh: Chinese New Year Goodies Singapore

Vào đêm Trung Thu bên cạnh ăn uống, trò chuyện vui vẻ, người Trung Quốc còn có các phong tục khác như tế trăng, thả đèn hoa đăng, giải câu đố…Trẻ em ở Trung Quốc cũng sẽ tham gia các đoàn múa lân và vui chơi trong đêm trăng rằm.

 

GỢI Ý TOUR DU LỊCH TRUNG QUỐC KHUYẾN MÃI

>> Du lịch Trung Quốc: Đà Nẵng – Bắc Kinh – Thủy Trấn Cổ Bắc 5N4Đ Giá 12,590,000Đ/Khách
>> Du Lịch Trung Quốc: HCM – Thành Đô – Tùng Bình Câu – Lạc Sơn 5 Ngày Giá 13,990,0000Đ/Khách

 

Nhật Bản

Ở Nhật Bản, Trung Thu được gọi là Otsukimi có nghĩa là lễ ngắm trăng. Đây là ngày lễ nhằm tôn vinh mặt trăng của mùa thu, thời điểm mà trăng tròn nhất theo quan niệm của người Nhật.

Mặc dù đã không còn sử dụng lịch âm nhưng Nhật Bản vẫn là một trong các quốc gia đón Tết Trung Thu rất linh đình vào ngày rằm tháng 8. Trong dịp lễ này, người Nhật sẽ ngắm trăng, thưởng thức các món ăn truyền thông và tham gia các trò chơi vui nhộn.
Người Nhật đã bỏ lịch Âm nhưng vẫn có tết Trung Thu. Ảnh: @pinterest

Món ăn truyền thống thường sử dụng ở Nhật trong ngày rằm tháng 8 là khoai lang, hạt dẻ, các loại mì như soba, ramen và đặc biệt là bánh Tsukimi dango. Bánh Tsukimi dango tượng trưng cho mặt trăng làm từ bột nếp và mật ngọt với hình tròn rất xinh xắn.

Bánh sẽ được đem nướng cho nóng giòn trước khi thưởng thức. Trẻ em Nhật Bản cũng được cha mẹ sắm cho những chiếc đèn lồng hình cá chép để chơi Trung Thu, chiếc đèn này biểu trưng cho lòng dũng cảm.
Bánh Trung Thu của người Nhật làm từ bột nếp. Ảnh: @jugetsudo_tokyo

Campuchia

So với các nước khác, Tết Trung Thu ở Campuchia diễn ra muộn hơn, ngày 15/10 người Campuchia mới đón tết Trung Thu. Lễ này được gọi là Ok Om Pok diễn ra vào buổi tối là chủ yếu, buổi sáng người ta sẽ cúng tiết nguyệt với lễ vật là súp sắn, nước mía, gạo dẹt. Buổi tối người ta sẽ cúng cốm dẹp, chuối, khoai, mía, súp sắn…
Trung thu của người Campuchia diễn ra vào tháng 10/ Ảnh: Pinterest

Sau khi bày mâm cỗ trước hiên và cầu nguyện, cúng bái xong, người lớn sẽ lấy gạo dẹt nhét đầy miệng trẻ em, nhét càng nhiều càng tốt, phong tục này là để cầu may cho những đứa trẻ và gia đình. Ngoài phá cỗ thì người Campuchia cũng tổ chức cuộc thi thả đèn gió trong ngày Trung Thu để gửi những lời cầu nguyện, niềm tin đến thần mặt trăng như các nước đón Trung Thu khác.
Mâm cúng lễ Trung Thu của người Campuchia.Ảnh: Thông tấn xã Việt Nam

Lào

Người Lào cũng đón lễ rằm tháng tám tưng bừng như các quốc gia đón Tết Trung Thu khác, tuy nhiên Trung Thu ở đây diễn ra suốt 1 tuần trăng tròn vào đúng tháng 12 Phật lịch. Trung tâm của lễ này tại Lào là Pha That Luang, bảo tháp linh thiêng và nổi tiếng bậc nhất xứ Triệu Voi.
Người Lào đón Trung Thu ở chùa. Ảnh: @_laurahtz

Người ta sẽ thắp nến lung linh khắp ngôi đền và trang hoàng nó trở nên thật rực rỡ. Ngoài ra, các hoạt động vui chơi, ăn uống sẽ được tổ chức dưới nhiều hình thức.
Hầu hết người Lào sẽ đến Thatluong, ngôi chùa lớn nhất ở đây. Ảnh: @laos_angeles

Triều Tiên

Ở Triều Tiên, người ta gọi Trung Thu là “Thu tịch tiết” (lễ hội đêm Thu). Trong ngày này, tương tự như các nước đón Tết Trung Thu ở Châu Á khác, người Triều Tiên cũng sẽ cùng nhau ngắm trăng và chơi các trò chơi như kéo co, biểu diễn ca múa nhạc.
Người triều Tiên cũng đón Trung Thu rất tưng bừng. Ảnh:@sophie_phj

Các cô gái trẻ sẽ diện những bộ trang phục đẹp nhất để tham gia lễ hội này. Người Triều Tiên thường ăn bánh muffin hình bán nguyệt làm từ bột gạo với nhân đậu, mứt, táo… Tất cả mọi nhà ở Triều Tiên đều sẽ hấp bánh muffin và đem tặng nhau vào ngày Trung Thu.

 

Philippines

Người Philippines là một trong các nước đón Tết Trung Thu cùng Việt Nam rất linh đình với các hoạt động vui chơi sôi nổi. Những người hoa ở Philippines rất coi trọng dịp lễ này, họ sẽ làm bánh mời những người xung quanh.
Cộng đồng người Hoa ở Philippines rất lớn nên Trung Thu ở đây cũng diễn ra sôi nổi. Ảnh: @nois7

Bánh Trung Thu của Philippines là Hopia với nhiều loại nhân như đậu xanh, thịt heo, khoai lang tím… Trò chơi Xúc xắc Trung Thu là hoạt động nổi bật vào dịp Trung Thu của người dân Philippines.

 

Myanmar

Người Myanmar gọi Tết Trung Thu là  “Lễ trăng tròn” hay “Tiết quang minh”, vào ngày này, nhà nhà, người người đều sẽ thắp nến, tạo nên một không gian lung linh và huyền ảo.
Đến chùa là hoạt động trong ngày trung thu của người Myanmar. Ảnh: @boom_mintaya

Các hoạt động như biểu diễn kích, nhảy múa cũng được tổ chức sôi nổi trong ngày lễ này. Người dân Myanmar sẽ đổ về những ngôi chùa như các quốc gia đón Trung Thu khác để cầu nguyện, cũng như ngắm nhìn không gian lung linh của ngày rằm vào dịp lễ này.
Chùa Shwedagon là nơi được người Myanmar đến và ngày Trung Thu. Ảnh:@Kimkim

Singapore

Singapore là một trong các quốc gia đón Tết Trung Thu linh đình ở Châu Á vì cộng đồng người Hoa ở quốc gia này khá đông đúc. Không khí Trung Thu của Singapore rất vui nhộn. Người Singapore đón tết với những phong tục tương tự người Trung Quốc như ăn bánh trung thu, múa lân và những bữa cơm đoàn viên cùng gia đình…
Singapore cũng đón Trung Thu linh đình. Ảnh: @harlemleong

Bánh Trung Thu ở Singapore rất đa dạng với đủ loại nhân như sầu riêng, trà xanh, bí đỏ, nhân thập cẩm truyền thống…
Bánh Trung Thu độc đáo ở Singapore. Ảnh: @lowcarbfoodiee

Thái Lan

Ở Thái Lan được gọi là lễ cầu trăng, tổ chức đúng ngày 15/8 âm lịch. Người Thái Lan cũng rất coi trọng ngày lễ này nên vào đêm rằm, tất cả mọi người đều sẽ quây quần bên bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và Bát Tiên để cầu nguyện.
Người Thái sẽ quây quần bên bàn thờ Phật ngày Trung Thu. Ảnh:@baanthaiacoruna

Mâm cỗ cúng của người Thái sẽ có đào, bánh trung thu để chúc thọ Quan Âm cũng như các vị thần tiên. Bánh Trung Thu của người Thái cũng có hình quả đào và người ta sẽ ăn cả bưởi, loại quả hình tròn tượng trưng cho sự viên mãn, sum vầy theo quan niệm của họ.
Thả mâm cúng cầu may. Ảnh: @linkhaisy_xys

Tết Trung Thu ở Châu Á luôn là một dịp lễ lớn và ý nghĩa với người dân tại châu lục này. Mặc dù có sự khác biệt về phong tục tập quán, ẩm thực nhưng đây luôn là dịp lễ đặc biệt để người ta sum họp gia đình và cùng chúc nhau những điều tốt đẹp nhất. Khám phávăn hóa, phong tục của các nước đón Tết Trung Thu ở Châu Á cũng là trải nghiệm tuyệt vời mà bạn chớ bỏ lỡ.

Xem thêm: Trung thu đã cận kề, sao bạn còn chưa check in 4 con phố lồng đèn siêu lung linh này!

Hồng Thọ

Theo Báo Thể Thao Việt Nam

Nguồn Báo Dulichvietnam online

Ảnh:Pinterest

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *