Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên – ‘chốn bồng lai tiên cảnh’ nép mình bên đỉnh Tam Đảo

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên không chỉ là chốn thanh tịnh cho chuyến đi nghỉ dưỡng, mà bạn còn được chiêm ngưỡng ngôi chùa có kiến trúc độc đáo và chiêm ngưỡng phong cảnh đẹp tựa chốn thần tiên.

Lên đồ sống ảo tại 5 địa điểm ngập tràn sắc xuân giữa lòng Thủ Đô7 địa chỉ ăn tất niên ở Hà Nội đồ ăn ngon, view đẹp cực sang chảnhKhám phá hồ Ba Bể, Bắc Kạn – non xanh nước biếc hữu tình

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên ở đâu?

Cách thủ đô Hà Nội khoảng 65km về hướng Tây Bắc, danh thắng Tây Thiênthuộc xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc là quần thể du lịch văn hóa tọa lạc giữa rừng nguyên sinh Tam Đảo.
Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên. Ảnh: vntrip.vn

Tây Thiên gắn liền với cửa Phật và từng đến núi Thạch Bàn từ thế kỷ IV trước Công nguyên lấy nơi này làm trụ trì, từ đó ngọn núi này có tên là Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên. Tây Thiên có nghĩa là “bầu trời Tây” thể hiện thế giới cực lạ và dùng để chỉ ngọn núi Thạch Bàn của dãy Tam Đảo. Ngoài ra, cái tên này còn có ý nghĩa là nơi nhà sư Tây Thiên tu hành và được đặt để ghi nhớ giáo đoàn đầu tiên từ Ấn Độ và Việt Nam truyền đạo.
Du lịch Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên khi nào đẹp?

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên là địa điểm du lịch gắn liền với yếu tố tâm linh, do đó bạn có thể đi vào các dịp lễ đặc biệt của nhà Phật hoặc có thể đi vào mùa hè tham gia các khóa tu tại thiền viện thu hút nhiều bạn trẻ tham gia. Ngoài ra, bạn có thể đi Tây Thiên vào ngày hội diễn ra ngày 15/2 (Âm lịch) hàng năm.
Đi Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên mùa lễ hội. Ảnh: vi.wikipedia.org

Cách di chuyển tới Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên cách trung tâm Hà Nội khoảng 70km, vì vậy để di chuyển tới địa điểm này bạn có thể sử dụng phương tiện cá nhân hoặc công cộng dưới đây:

Di chuyển tới Tây Thiên bằng phương tiện cá nhân là xe máy bạn có thể đi theo hướng cầu Thăng Long, tới ngã 4 Nam Hồng thì rẽ trái đi theo hướng Mê Linh – Phúc Yên – Vĩnh Yên. Hoặc bạn cũng có thể đi theo hướng ngã 4 đi Nội Bài rẽ trái đi Phúc Yên – Vĩnh Yên. Khi đi tới thành phố Vinh sẽ có biển chỉ dẫn đi Tây Thiên Tam Đảo, cách khoảng 20km là tới danh thắng Tây Thiên. Phương tiện công cộngXe bus là phương tiện công cộng phổ biến đi tới Tây Thiên, tuy nhiên thời gian di chuyển lâu hơn khoảng 2,5 tiếng. Bạn có thể đi tuyến xe bus số 58 tới Mê Linh Plaza và tiếp tục đi tuyến xe bus số 01 (xe bus Vĩnh Phúc) tới bến xe Vĩnh Yên thì tiếp tục đi tuyến xe bus số 07 của Vĩnh Phúc tới Tây Thiên.
Cáp treo Tây Thiên. Ảnh: chuanoitieng.com

 

Các địa điểm du lịch nổi tiếng ở Tây Thiên

Du lịch Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên bạn sẽ được tham quan rất nhiều địa điểm du lịch đẹp và nổi tiếng như:

 

Thiền viện Trúc lâm Tây Thiên

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên thuộc dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử tọa lạc tại xã Đại Đình, huyện Tam Đảo cách trung tâm Hà Nội khoảng 85km về hướng Tây. Cùng với Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt và Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên là một trong ba thiền viện lớn nhất ở nước ta. Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên được xây dựng cạnh khu di tích địa danh Tây Thiên cổ tự (bao gồm chùa Tây Thiên, đền Cô, Đền cậu, đền Thõng, thác Bạc, đền Quốc Mẫu Tây Thiên Lăng Thị Tiêu).

Thiền viện Tây Thiên là nơi đào tạo Phật giáo có hệ thống và tạo điều kiện cho Phật giáo nước ta phát triển cũng như có cơ hội giao lưu với các dòng phật giáo nước khác.
Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên. Ảnh: cungphuot.info

Thiền viện Trúc lâm An Tâm

Thiền viện Trúc lâm An Tâm được xây dựng vào năm 2009 do ni sư thích nữ Thuần Giác xây dựng và phần cơ hoàn tất vào năm 2012. An Tâm là ngôi đền chính điện thờ Phật Thích Ca mâu ni, bao gồm một nhà khách và ngôi nhà tổ thờ các vị tổ thiền tông, một nhà ăn phục vụ được 200 người một lúc. Ngoài ra, tại Thiền viện Trúc lâm An Tâm còn có thiền đường, ni đường cho các thiền sinh và ni sư tu hành.
Thiền viện Trúc Lâm An Tâm. Ảnh: baomoi.com

Đại bảo tháp Mandala

Đại Bảo tháp được xây dựng với kiến trúc truyền thống Kim Cương Thừa lần đầu tiên ở nước ta do Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa thiết kế và yểm tâm theo đúng lời dậy của Phật. Đại Bảo tháp được xây dựng vào năm 2011, có chiều cao 29m, tổng diện tích sàn hơn 1500m2. Phần đường kính chân lên tới 60m, bao gồm 3 tầng có hình dang khác nhau và biểu tượng 6 yếu tố hình thành nên sự sống là Lục đại: Địa, Thủy, Hỏa, Phong, Không và Thức.

Dưới gốc cây thờ 5 pho tượng Ngũ Trí Phật có chiều cao 2m và hướng ra 5 phương theo phong cách Kim Cương Thừa tinh xảo. Khu tầng thượng của Bảo tháp bao gồm 4 tháp nhỏ cao 7m, được thiết kế theo mẫu của tháp Bồ Đề Đạo tràng của Ấn Độ.
Đại bảo tháp. Ảnh: bestprice.vn

 

Đền Thõng

Địa điểm du lịch ở Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên tiếp theo mà bạn không nên bỏ qua là đền Thõng tọa lạc dưới chân núi Thạch Bàn. Đền Thõng cách thành phố Vĩnh Yên 22km, trên tuyến quốc lộ 2B đến khu nghỉ mát Tam Đảo. Đền tọa lạc trên một khu đát phẳng sở hữu phong cảnh thiên nhiên kỳ vĩ thu hút du khách tham quan. Tại đền Thõng hiện vẫn còn lưu giữ tấm bia đá được bảo tồn còn nguyên vẹn có nội dung “Tam Đảo Linh Sơn”.
Đền Thõng. Ảnh: daibaothapmandalataythien.org

Đền Cậu Tây Thiên

Theo lời kể của người dân nơi đây thì đền Cậu có khởi nguồn từ khe Trường Sinh, nơi đây có đặt bát hương và hòn đá. Tương truyền Cậu đã ngự ở đây và nuôi quân trước khi đưa quân lên trên Mẫu. Đền Cậu Tây Thiên được ban quản lý và nhân dân nơi đây tu sửa vào năm 1993. Đền Cậu Tây Thiên là điểm đến mà bạn không nên bỏ qua trong hành trình khám phá Tây Thiên.
Đền Cậu Tây Thiên. Ảnh: dulichvinhphuc.gov.vn

 

GỢI Ý TOUR DU LỊCH VĨNH PHÚC KHUYẾN MÃI

>> Voucher 2 ngày 1 đêm Venus Tam Đảo 4 sao từ 790,000 đ
>> Hà Nội – FLC Vĩnh Thịnh Resort 2 Ngày từ 1,790,000 đ

 

Đền Cô Tây Thiên

Từ đền Cậu đi tiếp khoảng 2km là tới đền Cô, ngôi đền được xây dựng từ lâu đời và thờ Cô Bé. Theo lời kể của người dân nơi đây, Cô Bé là con nhà trời tọa lạc cùng Mẫu Thiên giúp dân xây dựng và giữ nước. Thuộc khu rừng cấm quốc gia nên đền Cô gặp khó khăn trong quá trình quy hoạch và tu sửa, tuy nhiên địa điểm này sở hữu phong cảnh tuyệt đẹp. Xung quanh đền Cô Tây Thiên là thảm thực vật phong phú cùng với không khí trong lành, yên bình.
Đền Cô Tây Thiên. Ảnh: hungphatholdings.com

Thác Bạc Tây Thiên

Thác Bạc tọa lạc trên đỉnh sườn cao chót vót, phía trước là khối núi cao sừng sững nổi bật trên nền xanh của rừng già nhìn từ xa như dải lụa trắng mềm kéo xuống vực sâu bên dưới. Thác Bạc cao rộng, trắng xóa và ánh bạc như đúng tên gọi. Cũng mang tên là Thác Bạc bắt nguồn từ con suối chạy dọc thị trấn Tam Đảo hoặc ngọn thác ở đầu thị trấn Sapa, tuy nhiên lòng thác ở Tây Thiên rộng hơn. Vào mùa khô cạn để di chuyển tới Thác Bạc cần vượt sang bờ suối bên kia để theo vách núi leo lên đến đỉnh của ngọn thác này.
Thác Bạc Tây Thiên. Ảnh: vietnamnet.vn

Ngoài ra, du lịch Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên bạn cũng có thể khám phá thêm những địa điểm nổi tiếng khác như:

Chùa Tây Thiên Phù NghìĐền Cô Chín Tây ThiênNi cô Tịnh thấtĐền Thượng Tây Thiên
Hướng dẫn cách đi tới đền Thượng Tây Thiên

Để chinh phục đền Thượng bạn có thể đi cáp treo hay leo bộ. Nếu đi bằng đường bộ quãng đường là 4km với nhiều đoạn dốc cao đặc biệt đoạn từ đền Cô tới đền Thượng, thời gian khoảng 2 – 3 giờ đồng hồ. Nếu có sức khỏe tốt và thời tiết thuận lợi bạn có thể di chuyển theo cách này.

Hoặc bạn cũng có thể đi cáp treo chỉ khoảng 10 phút, từ đền Thỏng các bạn có thể đi xe điện hay đi bộ tới ga cáp treo. Đi bộ tới ga các bạn mua vé rồi di chuyển tới tầng 2 vào cabin. Cabin được thiết kế tự động với sức chứa khoảng 6 người trong khoang.
Đền Thượng Tây Thiên. Ảnh: hoangkimstudio.com.vn

Giá vé đi cáp treo Tây ThiênGiá vé 1 chiều: Người lớn là 150.000 đồng, trẻ em từ 1m – 1,3m là 100.000 đồng và miễn phí cho trẻ dưới 1m.Giá vé khứ hồi: Người lớn là 240.000 đồng, trẻ em từ 1m – 1,3m là 160.000 đồng và miễn phí cho trẻ dưới 1m.Thời gian cáp treo hoạt động từ 7h tới 17h30p các ngày trong tuần.Giá vé xe điện: 20.000đ/người.
Những lưu ý khi đi Thiền viện Trúc Lâm Tây ThiênNếu di chuyển bằng phương tiện cá nhân, khi tới đầu trung tâm lễ hội Tây Thiên các bạn hãy đi thẳng sát vào bên trong chân núi để không phải đi bộ. Nếu đi vào mùa hè nên chuẩn bị áo dài tay, mũ rộng vành và mang theo nước uống, đồ ăn nhẹ.Chinh phục Tây Thiên bằng đường bộ bạn nên đi dép, vì khi leo núi bạn sẽ phải đi qua nhiều đoạn suối dễ bị ướt giày. Để tận hưởng bầu không khí náo nhiệt của lễ hội bạn nên đi Tây Thiên vào ngày 15,16,17/2 (Âm lịch) hàng năm. Thời điểm này là mùa lễ hội lớn ở miền Bắc được tổ chức để tưởng nhớ Quốc Mẫu Tây Thiên.

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên xứng đáng là chốn thanh tịnh có 1 – 0 – 2 ở miền Bắc để thư giãn tâm hồn sau những ngày làm việc mệt mỏi. Tây Thiên còn sở hữu phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp để ngắm cảnh và chụp hình sống ảo.

Phương Nga

Theo Báo Thể Thao Việt Nam

Nguồn: báo du lịch việt nam online

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *