Tháng 11, nhớ ơi một mùa lễ hội!

Nếu yêu thích văn hóa và mong muốn tìm hiểu giá trị truyền thống của từng quốc gia,  những lễ hội độc đáo nhất tháng 11 này sẽ là động lực để thôi thúc bạn lên đường.

Soi sáng tâm hồn tại 5 lễ hội ánh sáng đặc sắc nhất thế giới’So găng’ những quốc gia đón Halloween tưng bừng nhất thế giớiHòa mình vào những lễ hội tháng 10 trên thế giới: Sôi động, lãng mạn và đậm đà bản sắc

Khách quan mà nói, tháng 11 không phải là mùa cao điểm du lịch nhưng lại lúc cả thế giới rộn rã, tưng bừng một mùa lễ hội. Đây chính là nét hấp dẫn để thôi thúc các tín đồ xê dịch cứ đi, cứ dừng, cứ trải nghiệm những miền văn hóa đầy màu sắc để rồi sau cùng nhận ra: du lịch chân chính thì chẳng có mùa nào là cao điểm cả, mỗi mùa có một nét đặc sắc riêng. Nếu đã thích thì “hãy cứ là hón đá lăn” luôn xê dịch, luôn khám phá những chân trời mới. Và dưới đây là những lễ hội độc đáo nhất tháng 11  để bạn được “thỏa chí tang bồng”.
>> Xem thêm: Trọn bộ kinh nghiệm du lịch Bangkok Thái Lan

 

Điểm danh những lễ hội độc đáo nhất tháng 11
Đến Lào vui hội That Luang

Lễ hội That Luang không chỉ là lễ hội độc đáo nhất tháng 11 mà còn là lễ hội Phật giáo lớn nhất trong năm của người Lào.That Luang trong tiếng Lào có nghĩa là “Tháp Lớn”.
Lễ hội That Luang là lễ hội Phật giáo lớn nhất và quan trọng nhất trong năm của người Lào. Ảnh: infusion-te.blogspot.com

Tương truyền, That Luang được xây dựng vào năm 236 Phật lịch. Với lối kiến trúc mang đậm nét văn hóa và bản sắc Lào, That Luang từ lâu đã trở thành biểu tượng của dân tộc Lào, đồng thời thể hiện một phần giáo lý của đạo Phật.
Một trong những nghi thức chính của lễ hội là lễ rước Phạ Sạt. Ảnh: IndochinaTravelland

Một trong những nghi thức chính của lễ hội là lễ rước Phạ Sạt Phơng (lễ rước tháp) từ chùa Mẹ Xỉ Mương tới That Luang. Phạ Sạt Phơng là một mô hình kiến trúc đền thờ được làm bằng chất liệu xốp, xung quanh gắn hoa làm bằng sáp ong màu vàng rực rỡ. Trên chóp cắm chín bông hoa sen trắng, xung quanh tháp có các tua dây kết hoa hoặc tiền bạc có ý nghĩa giống như tập tục đốt nhà cửa, tiền bạc… cho người đã khuất của người Việt Nam.
Ngoài ra, trong lễ hội còn có nhiều trò vui chơi, giải trí văn nghệ, văn hoá, thể thao, mua bán hàng hoá, triển lãm. Ảnh: Vntravelleine

Ngoài ra, trong lễ hội còn có nhiều trò vui chơi, giải trí văn nghệ, văn hoá, thể thao, mua bán hàng hoá, triển lãm. Trong biểu diễn văn nghệ tại lễ hội, người Lào đặc biệt chú trọng tới việc biểu diễn, giữ gìn và bảo tồn các làn điệu dân ca, dân vũ nổi tiếng mang tính đặc trưng của phong tục tập quán Lào như lăm lưởng (hát truyện thơ), lăm tơi đến các loại lăm mang tính địa phương khác.
Cứ vào trung tuần tháng 12 Phật lịch (thường vào tháng 11 dương lịch), người dân Lào từ khắp mọi miền đất nước lại đổ về thủ đô Vientiane tham gia lễ hội độc đáo này. Ảnh: Wikipedia

Hàng năm, cứ vào trung tuần tháng 12 Phật lịch (thường vào tháng 11 dương lịch), người dân Lào từ khắp mọi miền đất nước lại đổ về thủ đô Vientiane tham gia lễ hội độc đáo này. Và năm nào cũng vậy, lễ hội That Luang sẽ kết thúc trong một cuộc thi pháo bông đầy màu sắc như lời hẹn du khách đừng quên hãy tới dự hội năm sau.

 

Hội voi Surin, nơi hàng trăm ‘voi chiến’ Thái Lan tái hiện chiến tích xưa

Lễ hội voi Surin là một lễ hội đặc sắc của Thái Lan được tổ chức vào cuối tuần thứ 3 trong tháng 11 hàng năm tại Surin – Isaan, miền Đông Bắc, Thái Lan.
Lễ hội voi Surin là một lễ hội đặc sắc của Thái Lan. Ảnh: HitInThai

Lễ hội độc đáo nhất tháng 11  này không chỉ nổi tiếng với người dân địa phương mà còn hấp dẫn cả khách du lịch Thái Lan. Đây là dịp để  tôn vinh những chú voi và người huấn luyện của chúng.
Lễ hội là dịp để  tôn vinh những chú voi và người huấn luyện của chúng. Ảnh: Trang tin tức tổng hợp đời sống xã hội

 

Trong 2 ngày lễ hội, những chú voi này  sẽ có dịp thể hiện “tài năng” của mình qua những điệu nhảy, chơi bóng và kéo co với người. Ngoài ra, đây cũng là dịp thể hiện tình yêu của người dân đối với loài động vật được yêu quý nhất của xứ chùa vàng.

 

Lễ hội Loy Krathong, thắp sáng bầu trời đêm Chiang Mai

Cùng với lễ hội voi Surin, Loy Krathong cũng là một trong những lễ hội được mong chờ nhất tại Thái Lan trong tháng 11. Và Chiang Mai chính là thành phố giúp các bạn cảm nhận được không khí của lễ hội rõ rệt nhất. Bởi vậy, cứ vào khoảng từ đầu đến giữa tháng 11, không hẹn mà gặp, du khách thập phương lại nườm nượp về đây để hoà mình vào lễ hội độc đáonày.
Lễ hội Loy Krathong, thắp sáng bầu trời đêm Chiang Mai. Ảnh: Phuotvivu

Theo truyền thống của người Thái, Krathong là một chiếc giỏ xinh xắn, có hình bông hoa sen được làm từ lá chuối và trang trí bắt mắt bằng hoa tươi, nhang và nến. Vào mùa lễ hội, người ta thường đem Krathong thả xuống bờ sông để bày tỏ lòng tôn kính của mình đối với Thần Nước cũng như để những nỗi muộn phiền, lòng nghi kị trong năm qua trôi theo dòng nước.
Vào mùa lễ hội, người ta thường đem Krathong thả xuống bờ sông. Ảnh: dithailan.net

Lễ hội này thường diễn ra khoảng từ đầu đến giữa tháng 11, vào đêm trăng tròn của tháng thứ 12 theo lịch âm. Tuy nhiên, chu kỳ trăng tròn sẽ thay đổi hàng năm nên  các bạn đang có ý định du lịch Thái Lan nhớ cập nhật thông tin để đến Chiang Mai vào đúng dịp.
Lễ hội này thường diễn ra khoảng từ đầu đến giữa tháng 11. Ảnh: Diamzon Travel Diaries

Ba địa điểm cho du khách thả đèn trời với số lượng nhiều là Mae Jo, Doi Saket và cầu Nawarat. Trong đó, hội hoa đăng ở Mae Jo có quy mô lớn nhất với hơn 4.000 đèn trời được thả một lúc. Đây là đêm lễ do Duangtawan Santiparp Foundation kết hợp với Tudongkasantan tổ chức hàng năm. Nếu muốn đến đây thả đèn, du khách cần phải đặt vé trước. Giá vé ở Mae Jo cũng rất cao, thường rơi vào khoảng 5.500-12.000 bath/người (khoảng 4-8 triệu đồng/người).
Ok Om Bok, lễ hội của đồng bào Khmer Nam Bộ, Việt Nam

Xuất phát từ tín ngưỡng dân gian cho rằng mặt trăng là thần bảo vệ mùa màng, nên người Khmer ở các tỉnh Cà Mau, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Hậu Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long… cứ đến rằm tháng 10 âm lịch hàng năm lại tổ chức lễ hội Ok Om Bok, để tỏ lòng biết ơn Mặt Trăng – vị thần đã phù hộ cho mưa thuận, gió hòa và được mùa bội thu.
Ok Om Bok, lễ hội thả đèn trời của đồng bào Khmer Nam Bộ. Ảnh: Dulichtravinh

Trong thời gian diễn ra lễ hội sẽ có ngày hội đua ghe ngo. Tại đây, các thanh niên từ các phum, sóc sẽ tham gia đua tài trên những chiếc ghe ngo mà tiếng Khmer là “tuk ngo”, một loại thuyền độc mộc lớn khoét từ thân cây gỗ tốt, hình thoi, dài, mũi và lái đều cong và được trang trí màu sắc sặc sỡ.
Lễ hội có ngày hội đua ghe ngo. Ảnh: Travellive

Đặc biệt, chẳng cần phải đến Chiang Mai, Thái Lan, bạn cũng có thể xem thả đèn trời và ước nguyện tại lễ hội độc nhất tháng 11 này  của đồng bào Khmer Nam Bộ.
Lễ hội nước Bon Om Touk, nét đặc sắc trong văn hóa Campuchia

Lễ hội Bon Om Touk Campuchia còn được gọi là lễ hội Nhật Nguyệt được tổ chức vào ngày 15/11 Âm lịch hàng năm tại Cung điện Hoàng Gia, Campuchia. Lễ hội kéo dài trong vòng 3 ngày từ ngày 13/11 tới 15/11 thu hút hàng triệu lượt du khách tham gia với nhiều hoạt động đặc sắc và vui nhộn.
Lễ hội Bon Om Touk Campuchia còn được gọi là lễ hội Nhật Nguyệt. Ảnh: Wiki

Lễ hội độc đáo nhất tháng 11 này của người dân Campuchia có ý nghĩa đánh dấu sự kết thúc một mùa mưa với sự kiện thiên nhiên thú vị. Du khách đến đây sẽ được chiêm ngưỡng dòng nước đổi chiều giữa sông Mê Kông và Biển Hồ.
Lễ hội độc đáo nhất tháng 11 này của người dân Campuchia có ý nghĩa đánh dấu sự kết thúc một mùa mưa với sự kiện thiên nhiên thú vị. Ảnh: Art of Seeing Photography Adventures

Đối với người dân xứ sở chùa Tháp, Biển Hồ có ý nghĩa vô cùng lớn lao với cuộc sống của người nông dân và ngư dân nơi đây. Biển Hồ cung cấp nguồn nước và bồi đắp phù sa cho đồng ruộng, đó cũng là lý do tại sao người dân Campuchia tổ chức lễ hội nước Bon Om Touk hàng năm.
Du khách đến đây sẽ được chiêm ngưỡng dòng nước đổi chiều giữa sông Mê Kông và Biển Hồ. Ảnh: Travel begin

Trên đây là những lễ hội độc đáo nhất tháng 11. Mỗi lễ hội là một “bữa tiệc” nghệ thuật mãn nhãn dành cho người xem đồng thời cũng là nét đặc sắc của văn hóa xứ người. Nếu như có cơ hội bạn hãy đến đây và trải nghiệm những festival độc đáo này nhé.
>> Xem thêm: Tháng 11, hòa mình vào lễ hội ánh sáng Singapore và mang cả Deepavali thu nhỏ về nhà

Lê Vân
Theo Báo Thể thao Việt Nam

Theo Báo Dulichvietnam.com.vn

Ảnh: Travel begin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *