Đi thăm 4 làng gốm nổi tiếng ở Việt Nam – Trải nghiệm làm nghệ nhân nặn gốm

Những làng gốm nổi tiếng ở Việt Nam như Bát Tràng, Chu Đậu, Bàu Trúc và Thanh Hà đều có lịch sử hình thành hàng trăm năm, mang đến cho thị trường trong và ngoài nước những sản phẩm gốm giá trị cả về mặt thẩm mỹ và văn hóa.

Cận cảnh 4 ngôi trường đẹp nhất Việt Nam – Cứ lên hình là lung linhKhám phá 2 dinh thự cổ độc lạ ở Tây Bắc, lên hình đẹp như cổ tíchNhững ‘tiểu Cửu Trại Câu’ phiên bản Việt cho một chuyến đi mùa thu đầy lãng mạn

Làng gốm Bát Tràng

Làng gốm Bát Tràng là một trong những điểm đến nổi tiếng của du lịch Việt Nam. Đây là làng nghề truyền thống, có lịch sử hình thành hơn 500 năm, tọa lạc ở tả ngạn sông Hồng,  huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội.
Làng gốm Bát Tràng nằm ở ngoại thành Hà Nội. Ảnh:tahoturtle

Từ trung tâm thành phố đến đây chỉ khoảng 15 km, bạn có thể đến thăm vào dịp cuối tuần rảnh rỗi. Hoặc nếu là du khách phương xa, bạn cũng nên đến Bát Tràng 1 lần trong đời để chiêm ngưỡng làng nghề làm gốm danh tiếng bậc nhất đất Thủ Đô.
Bát Tràng có lịch sử hình thành đến 500 năm. Ảnh: Foody

Tên gọi Bát Tràng có nghĩa là “cái sân lớn”, phần nào thể hiện quy mô và sự đa dạng của gốm sứ nơi này. Từ thời nhà Lê, nhà Lý, gốm Bát Tràng đã được đánh giá rất cao về chất lượng. Nơi này dần trở thành làng gốm nổi tiếng ở Việt Nam với nhiều kiểu dáng, mẫu mã và chủng loại khác nhau.
Gốm Bát Tràng có mặt khắp cả nước và quốc tế. Ảnh:kittenvirgo

Dạo một vòng làng gốm Bát Tràng, du khách sẽ được thưởng lãm vẻ đẹp của đa dạng những loại gốm gia dụng, gốm mỹ thuật, gốm xây dựng, đồ thờ tự và những sản phẩm gốm trang trí.

Chính nhờ chất lượng vượt trội, vẻ đẹp công phu mà gốm sứ Bát Tràng lưu hành khắp mọi miền tổ quốc, được xuất khẩu ra nước ngoài. Ngôi làng làm gốm này trở thành niềm tự hào của cả dân tộc Việt.
Các sản phẩm đa dạng kiểu dáng, chủng loại,… Ảnh:vietnamtravelbagofficial

Điều thú vị nhất khi đến thăm làng Bát Tràng là du khách được trực tiếp ngắm nhìn nghệ nhân làm sản xuất nên những sản phẩm gồm đầy sự tỉ mỉ và tinh tế. Những nghệ nhân giàu kinh nghiệm nhất sẽ giới thiệu về tất cả các công đoạn làm ra sản phẩm gốm, mang đến cho bạn nhiều kiến thức và trải nghiệm thú vị.
Vẻ đẹp của gốm Bát Tràng. Ảnh:planetheart_

Với nhiều du khách, việc đi thăm làng ngối nổi tiếng ở Việt Nam ngoài ngoại thành Hà Nội còn là cơ hội để tham gia hoạt động làm gốm. Bạn sẽ tốn khoảng 40.000 – 60.000 đồng để được sáng tạo bất kỳ loại gốm nào với nguyên liệu đất sét và bàn xoay được chuẩn bị sẵn.
Du khách được trải nghiệm làm gốm khi đến Bát Tràng. Ảnh:Traveloka

Du lịch Hà Nội và đến làng gốm Bát Tràng, bạn như đi lạc vào một không gian nghệ thuật ngoài trời khi đâu đâu cũng phơi đầy những bình hoa, chậu gốm, đồ dùng từ gốm. Từ trong sân đến khắp các ngõ ngách trong làng, nơi nào cũng rực sắc màu của loại gốm quý giá.
Ngoài ra, bạn còn có thể mua gốm về làm quà. Ảnh: sdiscotrip_halongcruisecabin

Đặc biệt, đến Bát Tràng, bạn nhớ đi chợ Gốm – một khu chợ rộng khoảng 6.000 mét vuông có bán rất nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ, bình, lọ và cả các đồ dùng sinh hoạt. Đây là nơi để bạn tìm mua quà lưu niệm độc đáo để làm quà tặng cho người thân, bạn bè.

 

Làng gốm Chu Đậu

Nếu Bát Tràng là làng gốm nức tiếng đất Hà Thành thì Chu Đậu là làng gốm lâu đời của tỉnh Hải Dương. Ngôi làng này là một vùng quê yên bình nằm bên tả ngạn sông Thái Bình. Làng gốm này được xem là một trong sống những làng gốm nổi tiếng ở Việt Nam, phát triển từ nhiều thế kỷ trước.
Chu Đậu là làng gốm lâu đời ở Hải Dương. Ảnh: Kênh homestay

Theo đó, gốm Chu Đậu hình thành và phát triển rực rỡ vào thế kỷ 16, 17. Tuy nhiên sau đó làng nghề bị thất truyền vào thế kỷ 17. Mãi đến những năm 80 của thế kỷ 20, chiếc Bình hoa lam trưng bày tại Bảo tàng Topaki Saray, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ được phát hiện có bút ký của bà tổ nghề gốm Chu Đậu là bà Bùi Thị Hý. Sau đó, làng nghề được hồi sinh và dần trở thành điểm đến hấp dẫn trong hành trình khám phá Việt Nam.
Những sản phẩm gốm tinh tế và giá trị. Ảnh:canviticoi

Giới chuyên môn về gốm đánh giá rất cao giá trị của các sản phẩm gốm Chu Đậu. Từ dáng vẻ, hoa văn, họa tiết, chất men đều kết hợp hài hòa, tạo nên những sản phẩm đẹp hoàn hảo. Gốm Chu Đậu được thể hiện với đa dạng hình thức như khắc, họa, vẽ, đắp nổi,… toát lên tinh thần trữ tình, phóng khoáng và tinh xảo.
Nghệ nhân ở làng gốm Chu Đậu kỳ công thực hiện từng sản phẩm. Ảnh:iamhanhjnguyeenx

Điểm đặc biệt trên các sản phẩm gốm Chu Đậu là những họa tiết và hoa văn đều thể hiện đậm đà bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam. Đến thăm làng gốm nổi tiếng này, bạn dễ dàng bắt gặp những bình hoa được trang trí cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống của cư dân đồng bằng châu thổ sông Hồng.
Vẻ đẹp đẳng cấp của gốm Chu Đậu. Ảnh:Tuổi trẻ thủ đô

Mỗi tác phẩm gốm Chu Đậu là một tuyệt phẩm nghệ thuật, miêu tả chân thực cảnh mục đồng chăn trâu, nhà tranh ven sông, cá bơi dưới nước, chim đậu trên cành hoa,… mang lại giá trị cao về mặt thẩm mỹ.
Du khách tham quan làng gốm Chu Đậu. Ảnh: mphgtrnh

Cũng với vẻ đẹp ấn tượng trên từng sản phẩm, gốm truyền thống của làng nghề Chu Đậu còn đạt trình độ cao trong phương pháp chế tác. Chính cách trau chuốt, tạo dáng sản phẩm trên bàn xoay hay cách ngắt sản phẩm thành nhiều công đoạn rồi lắp ghép lại và gia công sau đều là yếu tố quan trọng làm nên giá trị của dòng gốm này.
Mỗi sản phẩm là một tác phẩm nghệ thuật. Ảnh:Báo tin tức

 

Ngày nay, làng gốm Chu Đậu Hải Dương đang dần lấy lại “phong độ” của thời kỳ phát triển hưng thịnh. Trong năm 2020, Công ty CP Gốm Chu Đậu sẽ hoàn thiện khu sản xuất làng nghề tập trung với diện tích khoảng 10ha. Nơi này dự kiến sẽ là điểm đến khám phá du lịch văn hóa đặc trưng của tỉnh Hải Dương.

>> Xem thêm: 5 làng nghề truyền thống nổi tiếng ở miền Bắc

 

Làng gốm Bàu Trúc

Không chỉ miền đồng bằng sông Hồng mới là cái nôi phát triển nên những làng gốm nổi tiếng ở Việt Nam mà ở miền Trung nắng gió cũng có làng gốm lâu đời mang tên Bàu Trúc. Đây là một ngôi làng cách thành phố Phan Rang khoảng 10 km về phía Nam. Bạn có thể đến đây theo địa chỉ thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.
Bàu Trúc là làng gốm nổi tiếng ở Ninh Thuận. Ảnh:Thanh Niên

Bàu Trúc không chỉ là ngôi làng gốm nổi tiếng đất Ninh Thuận mà còn được xem là làng gốm cổ nhất Đông Nam Á. Nơi này nổi tiếng với sản phẩm gốm thủ công và kỹ thuật nung gốm độc đáo, mang đậm nét văn hóa Chăm không giống với gốm sứ ở bất kỳ nơi nào khác.
Đây là làng gốm của người Chăm. Ảnh:ba_nho_tao_lao_ban_banh_bao

Điểm đặc biệt của làng gốm Bàu Trúc đó chính là ngôi làng duy nhất làm gốm hoàn toàn bằng tay. Những nghệ nhân là phụ nữ Chăm truyền thống sử dụng đôi tay và kỹ thuật nặn gốm khéo léo của mình, tạo nên loạt sản phẩm gốm vô cùng đẹp và ấn tượng, tạo nên giá trị riêng biệt cho làng gốm này.
Du khách quốc tế hào hứng khi đi thăm làng gốm Chu Đậu. Ảnh:champa_island_nhatrang_resort

Ngày ngay, làng Chăm Bàu Trúc có khoảng 400 hộ gia đình sinh sống. Trong đó có hơn 80% hộ dân nối nghiệp tổ tiên, tiếp tục theo nghề gốm. Đến thăm làng nghề này, bạn sễ dàng bắt gặp khu trưng bày ngay giữa trung tâm ngôi làng. Những sản phẩm như bình hoa, ấm nước, nồi niêu, chum vại,… được sắp xếp đẹp mắt, mở ra một không gian mỹ thuật vô cùng ấn tượng.
Du khách thích thú khi được tự tay làm gốm. Ảnh:Ninh Thuận GOV

Hoa văn trên sản phẩm gốm Bàu Trúc thường là những đường chạm khắc thể hiện văn hóa Chăm Pa. Đó có thể là sông nước, hoa văn móng tay, chấm vỏ sò,… với đủ sắc vàng đỏ, đỏ hồng, đen xám mang vẻ đẹp riêng biệt. Mỗi sản phẩm toát lên cái hồn rất riêng, làm nên giá trị của làng gốm Bàu Trúc.
Những sản gốm được làm hoàn toàn bằng thủ công. Ảnh:lily__glost

Những nghệ nhân tại làng gốm nổi tiếng ở Việt Nam này cho biết, họ thường sử dụng loại đất có độ dẻo cao, lấy từ các lớp đất nằm sâu dưới triền sông Quao. Đất này sau đó được làm sạch, đập nhuyễn và ngâm nước. Cuối cùng họ nhồi đất với cát trắng hạt nhỏ theo tỷ hợp lý rối mới dùng để ngặn gốm.
Nghệ nhân làng gốm Bàu Trúc chủ yếu là phụ nữ. Ảnh:chanhleo_109

Một điểm thú vị khác của gốm Bàu Trúc đó là thành phẩm được chất thành từng đống, ủ rơm rạ và nung thủ công. Đây chính là bí quyết tạo nên những vết màu loang đặc sắc trên từng sản phẩm gốm. Đó cũng chính là nét khác biệt trong kỹ thuật làm gốm của người Chăm.
Đây là điểm đến không thể bỏ qua khi du lịch Ninh Thuận. Ảnh:inra_jaya

Ngày nay khi tham quan làng gốm Bàu Trúc, bạn được tận mắt xem nghệ nhân tạo hình gốm với đôi tay điêu luyện, kỹ thuật đẹp mắt. Bên cạnh đó, bạn còn có thể được trải nghiệm làm nghệ nhân, tự tay làm những chiếc cốc, chiếc bình bằng gốm, vẽ hoa văn và nung rồi mang thành phẩm về làm quà tặng cho người thân, bạn bè sau chuyến vi vu Ninh Thuận.

GỢI Ý TOUR DU LỊCH VIỆT NAM KHUYẾN MÃI

>> HCM – Hà Nội – Yên Bái – Mù Cang Chải – Điện Biên – Sơn La 4N3Đ Bay từ 6.090.000Đ
>> HCM – Đà Nẵng – Bà Nà – Hội An – Huế – Quảng Bình 4N3Đ Bay Vietjet từ 4.990.000Đ

 

Làng gốm Thanh Hà

Nhắc đến những làng gốm nổi tiếng ở Việt Nam mà quên làng gốm Thanh Hà Hội An là một thiếu sót lớn. Ngôi làng này nằm ở phường Thanh Hà, thành phố Hội An, cạnh dòng sông Thu Bồn hiền hòa, thơ mộng. Nơi đây là điểm đến mà bạn nên ghé thăm khi có dịp du lịch phố Hội.
Du lịch Hội An, bạn nhớ ghé thăm làng gốm Thanh Hà. Ảnh:Place

Làng gốm Thanh Hà hình thành và phát triển rực rỡ từ thế kỷ thứ 17. Sau đó những biến động của thời gian và lịch sử làm cho làng nghề thất truyền. Thế nhưng ngày nay, khi Hội An trở thành Di sản văn hóa thế giới, làng gốm cũng như được “sống dậy”, trở thành điểm đến không thể bỏ qua trên đất Quảng Nam.
Nơi đây là điểm đến nổi tiếng ở Quảng Nam. Ảnh:Liberzy

Làng nghề truyền thống này dần trở thành điểm đến thu hút du khách trong nước và quốc tế. Hiện nay cả làng có 8 lò gốm và khoảng 35 nghệ nhân chuyên nghiệp. Đến đây, bạn sẽ được trực tiếp chiêm ngưỡng những công đoạn làm gốm vô cùng công phu, tỉ mỉ của người thợ lành nghề.
Trải nghiệm làm nghệ nhân nặn gốm khi đến làng gốm Thanh Hà. Ảnh:Luxury-inside

Gốm sứ Thanh Hà đặc biệt và nổi tiếng vì được làm từ loại đất sét có màu nâu, kết cấu đặc, dẻo và độ kết dính cao. Đây là yếu tố quan trọng, góp phần tạo nên các sản phẩm gốm có màu sắc chủ đạo là vàng, nâu và đỏ thẫm rất đẹp và sang trọng.
Bạn còn có thể dành thời gian khám phá công viên gốm lớn nhất Việt Nam. Ảnh:tonten.10

Theo kinh nghiệm du lịch Việt Namcủa nhiều khách quốc tế, họ thường đến tham quan làng Thanh Hà vào buổi sáng để có thể dạo hết các lò gốm, xem nghệ nhân làm gốm và trực tiếp trải nghiệm hoạt động nặn gốm.
Những tác phẩm gốm đẹp và độc đáo. Ảnh:projectkibo

Bên cạnh đó, du khách còn có thể ghé thăm Công viên Đất nung Thanh Hà – công viên gốm lớn nhất Việt Nam. Nơi đây được xem như bảo tàng gốm với nhiều khu vực chợ, triển lãm, trưng bày các sản phẩm gốm ấn tượng và độc đáo.
Trải nghiệm làm gốm ở Thanh Hà là điều rất thú vị. Ảnh:mydung.tong

Về làng gốm Thanh Hà, trải nghiệm tuyệt vời nhất chính là tham quan, mua sắm và chụp ảnh sống ảo trong một thế giới đồ gốm cực kỳ đẹp mắt. Bạn còn có thể mua quà lưu niệm về làm quà cho người thân, bạn bè sau chuyến đi.
Nơi đây như một không gian nghệ thuật mở. Ảnh:mlinh.livesimply

Hiện nay, giá vé tham quan làng gốm là 15.000 đồng/người, đã bao gồm chi phí xem nghệ nhân chuốt hình gốm, khám phá di tích tổ nghề gốm Miếu Nam Diêu, di tích Đình Xuân Mỹ, được trổ tài chuốt gốm và nặn con thổi. Ngoài ra bạn còn được tặng 1 sản phẩm bằng gốm.
Về Hội An, bạn nhớ đến thăm làng gốm Thanh Hà. Ảnh: Traveloka

Trên bản đồ nước Việt có rất nhiều làng nghề truyền thống lâu đời. Trong đó nghề gốm là một trong những nghề hình thành và phát triển từ nhiều thế kỷ trước. Nếu yêu thích nghề thủ công mỹ nghệ này, bạn nhớ đi thăm làng gốm Bát Tràng, Chu Đậu, Bàu Trúc và Thanh Hà để khám phá vẻ đẹp của các sản phẩm gốm thủ công đẹp và giá trị của dân tộc.

Ngọc Anh

Theo Báo Thể Thao Việt Nam

Nguồn Báo Dulichvietnam online

Ảnh: Foody

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *