Cập nhật kinh nghiệm du lịch Hội An siêu chi tiết và mới nhất 2020

Hội An là một trong những đô thị cổ hiếm hoi vẫn còn được bảo tồn gần như nguyên vẹn. Nếu bạn là người mê mẩn không khí hoài cổ, bình yên của phố cổ nhỏ bên sông Hoài này thì hãy lưu nhanh những kinh nghiệm du lịch Hội An tự túc dưới đây để tận hưởng một chuyến đi trọn vẹn nhất.

Du lịch bãi biển Đồi Dương Phan Thiết tắm biển, vui chơi và ngắm hoàng hôn3 quán cà phê view đẹp, nhiều góc check-in ‘ảo diệu’ ở Quảng BìnhKinh nghiệm du lịch Lý Sơn – Thiên đường biển xanh xứ Quảng siêu chi tiết

Đôi nét về Hội An

Hội An là một thành phố nhỏ thuộc tỉnh Quảng Nam. Nơi đây cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 30km về phía Nam nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn. Chính nhờ khoảng cách thuận tiện này mà du khách có thể kết hợp đi các điểm du lịch Đà Nẵng Hội An trong lịch trình của mình mà không tốn nhiều thời gian trong việc di chuyển.
Hội An là một thành phố nhỏ thuộc tỉnh Quảng Nam. Ảnh: thoidai

Từ năm 1999, phố cổ Hội An đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới với những khu phố cổ được xây dựng từ đầu thế kỷ 16 và vẫn còn vẹn nguyên cho đến ngày nay.
Thời điểm lý tưởng để du lịch Hội An

Phố cổ Hội An là địa điểm lý tưởng cho kỳ nghỉ của bạn. Vậy thời gian đi du lịch Hội An đẹp nhất là khi nào? Bạn có thể ghé thăm nơi đây bất cứ thời điểm nào trong năm, mỗi mùa Hội An lại mang một vẻ đẹp khác lạ, độc đáo.

– Tháng 2 đến tháng 4: Là thời gian đi du lịch Hội An nhiều du khách lựa chọn nhất, bởi lúc này thời tiết rất dễ chịu, mát mẻ. Khoảng thời gian này, du khách cũng có cơ hội tham gia một số lễ hội nổi tiếng ở Hội An như: lễ hội đèn lồng, lễ hội Tết nguyên tiêu, trải nghiệm thả đèn hoa đăng trên dòng sông.
Tháng 2 đến tháng 4 là thời gian đi du lịch Hội An nhiều du khách lựa chọn nhất. Ảnh: vntrip

– Tháng 5 đến tháng 7: Đây vẫn là khoảng thời gian mùa khô của Hội An, lúc này cả Hội An được khoác lên mình những tia nắng vàng nhẹ, gió mơn man, trời khô ráo rất ít có mưa xuất hiện. Thời điểm này khi đi du lịch Hội An bạn đừng quên khám phá các lễ hội như: lễ hội Cầu Ngư, giỗ tổ nghề yến rất độc đáo.
Tháng 5 đến tháng 7 cả Hội An được khoác lên mình những tia nắng vàng nhẹ, gió mơn man, trời khô ráo. Ảnh: vntrip

– Tháng 9 đến tháng 1 năm sau: Bắt đầu từ tháng 9 đến tháng Giêng năm sau, mưa ở Hội An không giống như mùa mưa ở những nơi khác. Mưa ở Hội An bắt đầu vào những tháng cuối năm, mưa không rả rích, tầm tã đêm ngày mà ngược lại là những cơn mưa nhỏ rải rác tạo nên một bầu không khí yên ả, trầm mặc.

Hơn nữa, Hội An là một thành phố chuẩn xanh – sạch – đẹp không bị tác động bởi đô thị hóa và sử dụng hệ thống giao thông trung tâm phố cổ thân thiện với môi trường như xích lô, xe điện, xe đạp,…nên khi mưa xuống, không khí ở Hội An sẽ không có sự ẩm ướt, khó chịu của mùi xăng xe bốc lên.
Tháng 9 đến tháng 1 năm sau những cơn mưa bắt đầu xuất hiện. Ảnh: chudu24

Mùa mưa ở Hội An không nhộn nhịp như những ngày nắng ráo, bạn sẽ thoải mái sải bước tham quan từng ngóc ngách phố phường, thưởng thức ẩm thực Hội An mà không phải chờ đợi lâu, hay tìm hiểu văn hóa lịch sử phố cổ, cũng như chọn mua hàng mà không phải xếp hàng đợi lượt như những ngày phố cổ đông người qua.

Hơn hết vào những ngày mưa nước lũ dâng cao, bạn sẽ được trải nghiệm cảm giác dạo quanh phố cổ bằng thuyền, ngắm nhìn các dãy nhà cổ kính soi mình dưới nước với một vẻ đẹp nên thơ và đầy cuốn hút. Kinh nghiệm du lịch Hội An, bạn đừng quên mang theo một chiếc ô cầm tay nếu đến Hội An mùa mưa lũ.
Dãy nhà cổ kính soi mình dưới nước với một vẻ đẹp nên thơ và đầy cuốn hút. Ảnh: baodansinh

 

Đến Hội An bằng cách nào?

Hiện nay ở Hội An chưa có sân bay cũng như chưa có ga tàu để có thể trực tiếp di chuyển bằng máy bay hay tàu hỏa đến. Thông thường, du khách lựa chọn Đà Nẵng làm diểm dừng chân tạm thời để có thể tiếp tục hành trình đến Hội An. Để đến được Đà Nẵng, du khách trong và ngoài nước có nhiều sự lựa chọn.
Đi máy bay. Ảnh: dulichvietnam

Du khách có thể chọn máy bay nhằm tiếc kiệm thời gian. Nếu di chuyển từ Sài Gòn hay Hà Nội, chỉ mất tầm 1 tiếng để đến được với Đà Nẵng. Sân bay Đà Nẵng có đa số các đường bay đến các nước. Nếu muốn tiếc kiệm chi phí, du khách có thể lựa chọn đến Đà Nẵng bàng tàu lửa hoặc xe khách. Tuy thời gian di chuyển hơi lâu, song du khách có thể tận hưởng khung cảnh hùng vĩ hai bên đường.
Hay đi tàu đến Đà Nẵng rồi di chuyến vào Hội An. Ảnh: luxury inside

Từ Đà Nẵng, có nhiều phương tiện để du lịch Hội An. Du khách có thể thuê xe máy để có thể tự do trong chuyến đi. Để đến được Hội An, du khách còn có thể đi xe bus, từ Đà Nẵng cứ 20 phút lại có một chuyến xe bus Hội An – Đà Nẵng. Ngoài ra, du khách còn có thể lựa chọn hình thức di chuyển bằng taxi. Chỉ mất khoảng 1 tiếng từ Đà Nẵng, du khách đã có thể đến với Hội An cổ kính.
Xe bus Hội An – Đà Nẵng di chuyển liên tục. Ảnh: hoiantrip

 

Đến Hội An, đi lại bằng gì?
Đi bộ

Đi bộ là hình thức di chuyển được lựa chọn nhiều nhất khi du lịch Hội An. Hội An nhỏ bé, không cần đến bản đồ, dường như chỉ cần những bước chân vô định, du khách cũng có thể chiêm ngưỡng được toàn bộ cảnh sắc nơi đây. Mỗi một góc nhỏ ở Hội An, đều chứa đựng cái hồn phố Hội nồng đượm. Đa phần những tuyến phố trung tâm Hội An đều tổ chức tuyến phố đi bộ cho du khách, cấm các phương tiện khác lưu thông.
Đi bộ ngắm Hội An. Ảnh: chudu24

 

Xe đạp

Xe đạp là phương tiện di chuyển được ưa chuộng của du khách khi đến với Hội An. Từng vòng xe quay quay đưa du khách dạo quanh phố cổ, từng khung cảnh được lướt qua nhẹ nhàng.

Ở Hội An, du khách dễ dàng bắt gặp hình ảnh những cửa hiệu cho thuê xe máy. Với giá tương đối rẻ, du khách có thể tha hồ vi vu Hội An cả một ngày dài. Tham quan Hội An bằng xe đạp, có thể dưa du khách đến những địa điểm xa hơn như làng rau Trà Quế hay làng gốm Thanh Hà.
Xe đạp qua mọi phố phường. Ảnh: bazantravel

 

Xe máy

Du lịch Hội An, nhiều du khách lựa chọn phương thức di chuyển là xe máy, để có thể chủ động trong việc đi lại cũng như từ Hội An tham quan những tahnwgs cảnh khác gần đó nhưu Huế hay Đà Nẵng. Đến Hội An, nếu bạn lựa chọn tham quan bằng xe máy, cần lưu ý những tuyến phố cấm xe lưu thông vào các khung giờ từ 9h sáng đến 11h trưa, 3h chiều đến 10h tối.
Xe máy có lẽ ít được ưu chuộng ở Hội An. Ảnh: mytour

 

Xích lô

Một trong những phương tiện được ưa chuộng hàng đầu khi đến Hội An, đó là xích lô. Du lịch Hội An không quá nhanh, vẫn cảm nhận được nhịp sống chầm chậm, bình yên của phố Hội cổ kính, hẳn sẽ là những cảm nhận chung của du khách khi lựa chọn xích lô. Không ngại mưa, không ngại nắng, lại được những bác xích lô kể cho nghe câu chuyện, sự tích về những địa điểm nổi tiếng nơi đây, quả thực hấp dẫn.
Những chiếc xe xích lô nối đuôi nhau. Ảnh: kingtravel

 

Ghe thuyền

Với dòng sông Hoài êm đềm chảy bên cạnh phố cổ, thì ở Hội An, du khách có thể ngồi trên những chiếc thuyền, ghe nhỏ tham quan phố Hội. Khi đếm về, lênh đênh trên chiếc thuyền nhỏ, thả hoa đăng lấp lánh trôi theo dòng chảy, ngắm nhìn một Hội An lung linh lạ thương bởi những ánh hoa đăng, hay hàng ngàn chiếc lồng đèn sáng rực sẽ là một trải nghiệm khó quên với du khách. Đồng thời, từ Hội An, du khách có thể đến Cù Lao Chàm tham quan bằng ca nô hay thuyền gỗ.
Êm đềm dòng sông Hoài bên cạnh phố Cổ. Ảnh: danatravel

 

GỢI Ý TOUR DU LỊCH HỘI AN KHUYẾN MÃI

>> Sài Gòn – Đà Nẵng – Bà Nà – Hội An – Huế – Quảng Bình Giá từ 4.290.000 VNĐ
>> Land tour Đà Nẵng – Bà Nà – Hội An – Huế – Động Phong Nha Giá từ 2.990.000 VNĐ

 

Địa điểm du lịch Hội An không nên bỏ lỡ
Những điểm đến trong phạm vi phố cổ Hội An

 

Chùa Cầu

Chùa Cầu là viên ngọc giữa lòng Hội An. Cầu xây dựng vào cuối thế kỷ 16 và được gọi là cầu Nhật Bản. Ở giữa cầu có một ngôi miếu nhỏ thờ Huyền Thiên Đại Đế. Cầu có mái che khá độc đáo cùng các kết cấu, họa tiết trang trí thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa các phong cách kiến trúc Việt, Hoa, Nhật, và cả phương Tây.

Địa chỉ: Cầu bắc ngang con lạch chảy ra sông Thu Bồm giáp ranh giữa hai đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú.
Chùa Cầu là viên ngọc giữa lòng Hội An. Ảnh: viantravel

 

Hội quán Phúc Kiến

Tương truyền, tiền thân của Hội quán là một gian miếu nhỏ thờ pho tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu (bà chúa phù hộ cho thương nhân vượt sóng gió đại dương) vớt được tại bờ biển Hội An vào năm 1697. Qua nhiều lần trùng tu, với sự đóng góp chủ yếu của Hoa Kiều bang Phúc Kiến, hội quán càng trở nên rực rỡ, khang trang góp phần tô điểm diện mạo kiến trúc đô thị cổ Hội An.

Địa chỉ: 46 đường Trần Phú
Hội quán Phúc Kiến. Ảnh: phuot3mien

 

Hội quán Triều Châu

Hội quán được Hoa Kiều bang Triều Châu xây dựng vào năm 1845 để thờ Phục Ba tướng quân Mã Viện – vị thần giỏi chế ngự sóng gió giúp cho việc đi lại buôn bán trên biển được thuận buồm xuôi gió, đắc lợi. Hội quán có giá trị đặc biệt về kết cấu kiến trúc với bộ khung gỗ chạm trỗ tinh xảo, cùng những họa tiết, hương án trang trí bằng gỗ và những tác phẩm đắp nổi bằng sành sứ tuyệt đẹp.

Địa chỉ: 92B Nguyễn Duy Hiệu.
Hội quán có giá trị đặc biệt về kết cấu kiến trúc. Ảnh: phuot3mien

 

Hội quán Quảng Đông

Hội quán được Hoa Kiều Quảng Đông xây dựng vào năm 1885, thoạt đầu để thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và Đức Khổng Tử, sau năm 1911 chuyển sang thờ Quan Công và Tiền Hiền của bang. Việc sử dụng hợp lý các chất liệu gỗ, đá trong kết cấu chịu lực, chi tiết trang trí đã đem lại cho Hội quán vẻ đẹp đặc biệt. Hàng năm vào ngày Nguyên Tiêu, vía Quan Công (24 tháng 6 Âm lịch) tại đây diễn ra lễ hội rất linh đình thu hút nhiều người tham gia.

Địa chỉ: 176 Trần Phú
Hội quán được Hoa Kiều Quảng Đông xây dựng. Ảnh: aleka

 

Xưởng thủ công mỹ nghệ Hội An

Xưởng quy tụ hầu hết các ngành nghề thủ công truyền thống của Hội An và Quảng Nam như dệt chiếu, dệt vải, gốm, sơn mài… Vào thăm xưởng, du khách sẽ tìm thấy khung cảnh thanh bình êm ả của một hình ảnh làng quê Việt Nam; được tận mắt chứng kiến đôi bàn tay khéo léo và kỹ năng tuyệt vời của các nghệ nhân, tạo nên những sản phẩm mỹ nghệ tinh xảo và đặc sắc. Du khách có thể tham gia một vài khâu trong quá trình sản xuất của các nghề và mua một vài sản phẩm về làm kỷ niệm.

Địa chỉ: Số 9 Nguyễn Thái Học
Du khách sẽ tìm thấy khung cảnh thanh bình êm ả của một hình ảnh làng quê Việt Nam ở xưởng thủ công mỹ nghệ Hội An. Ảnh: afamilycdn

 

Chợ đêm Hội An

Là địa điểm dạo chơi buổi tối không thể bỏ qua khi du lịch Hội An, chợ đêm trên phố Nguyễn Hoàng là nơi tập trung những điều đậm chất Hội An nhất. Hàng chục quầy hàng thủ công mỹ nghệ, ẩm thực, và các vật phẩm lưu niệm được bày bán tại đây, trong không gian lung linh, hoài cổ của những ánh đèn lồng đủ màu sắc.

Địa chỉ: Đường Nguyễn Hoàng, gần sông Hoài.
Là địa điểm dạo chơi buổi tối không thể bỏ qua khi du lịch Hội An. Ảnh: toptentravel

 

Những điểm đến ngoài phạm vi phố cổ Hội An

Làng gốm Thanh Hà

Làng gốm có tuổi đời hơn 600 năm này lại càng nổi tiếng hơn với Công viên Đất nung Thanh Hà – nơi tập trung các mô hình kỳ quan thế giới thu nhỏ bằng gốm tinh xảo. Đây cũng là công viên gốm lớn nhất của Việt Nam.

Địa chỉ: Khối 5, P. Thanh Hà, TP. Hội An (nằm bên bờ sông Thu Bồn, cách trung tâm phố cổ 4 km).
Làng gốm Thanh Hà với các công trình mô phỏng kỳ quan thế giới. Ảnh: imagesfb

 

Làng rau Trà Quế

Với những ai thích hình thức du lịch sinh thái thì hãy một lần đến làng rau Trà Quế – địa danh thu hút cả du khách trong và ngoài nước, đặc biệt không thể thiếu trong các kinh nghiệm du lịch Hội An tự túc. Cách trung tâm phố cổ chỉ vài km là một vườn rau xanh mướt, được trồng theo phương pháp hữu cơ.

Dừng chân tại Trà Quế, đừng bỏ qua cơ hội thử cuốc đất, bón phân, gánh nước tưới từng luống rau xanh mơn mởn. Và tuyệt vời nhất có lẽ là cảm giác được đạp xe giữa khung cảnh đồng quê, tận hưởng bầu không khí trong lành trên đường đến Trà Quế.
Làng rau Trà Quế được nhiều du khách yêu thích. Ảnh: cuocsongantoan

 

Biển Cửa Đại

Cửa Đại luôn là cái tên đầu tiên khi nhắc về các bãi biển đẹp trong kinh nghiệm du lịch Hội An. Sau khi cải thiện tình trạng xâm thực cách đây một năm, biển Cửa Đại đã tiếp tục mở cửa đón du khách với nước biển trong xanh và bờ cát mịn.

Địa chỉ: Đi theo đường 608 nối dài, cách phố cổ Hội An 5 km về hướng Đông
Biển Cửa Đại với biển xanh, cát trắng, nắng vàng. Ảnh: luhanhvietnam

 

Cù Lao Chàm

Tập trung 8 hòn đảo lớn nhỏ, Cù Lao Chàm là điểm dừng chân lý tưởng cho du khách yêu thích cảnh biển hoang sơ, được ngụp lặn ngắm nhìn những rạn san hô đủ màu sắc. Bên cạnh đó, Cù Lao Chàm cũng có những di tích lịch sử như giếng cổ Chăm hay chùa cổ Hải Tạng, đủ để thỏa mãn mọi nhu cầu khám phá của du khách.

Địa chỉ: Huyện Tân Hiệp, Thành phố Hội An, Quảng Nam
Cù Lao Chàm là điểm dừng chân lý tưởng cho du khách yêu thích cảnh biển hoang sơ. Ảnh: bizweb

 

Rừng dừa Bảy Mẫu

Dừa không hề là đặc sản của riêng Bến Tre, ở Hội An cũng có một rừng dừa nước vô cùng độc đáo, rộng đến “bảy mẫu”. Điểm thú vị của rừng dừa Bảy Mẫu chính là du khách được ngồi trên thuyền thúng, lênh đênh trên dòng nước, len lỏi giữa những hàng dừa rậm rạp.

Địa chỉ: Xã Cẩm Thanh, TP. Hội An (cách trung tâm thành phố 3 km).
Những rặng dừa xanh rì rào trong gió. Ảnh: googleusercontent

 

Homestay, khách sạn giá rẻ nên ở khi du lịch Hội An

Để các bạn không phải “đau đầu” suy nghĩ về vấn đề lưu trú, dưới đây sẽ là 3 gợi ý với 3 phong cách và mức giá khác nhau.

 

Old Yellow House

Hay còn có tên gọi “rất Việt Nam” là ngôi nhà Vàng, nằm ngay sát trung tâm phố cổ Hội An. Ngôi nhà bé xinh khoác lên mình tông màu vàng nhẹ cùng lối kiến trúc cổ chuẩn phong cách kiểu “Hội An”. Phòng ở đây có khá nhiều loại cùng với nhiều mức giá khác nhau, tuy không lớn nhưng bù lại là dễ thương vô cùng. Đặc biệt, mỗi phòng đều có khung cửa lớn với hướng view nhìn thẳng ra đường phố yên bình của Hội An.
Ngôi nhà bé xinh khoác lên mình tông màu vàng nhẹ. Ảnh: homestay

Giá phòng: 180.000 đồng – 450.000 đồng/ phòng

 

Loong boong homestay

Nằm cách trung tâm phố cổ Hội An 1.5km cách biển An Bàng và Cửa Đại 4km. Ngay cái tên cũng đã nói lên được sự gần gũi thân thương biết bao nhiêu của homestay này.

Không ồn ào khoa trường, Loong boong nằm nép mình trong một con hẻm nhỏ, phía trước gây ấn tượng với hàng cây um tùm xanh ươm. Nhưng điều níu chân du khách hơn hết, có lẽ chính là phong cách thiết kế, quá ư đẹp và có nét gì đó đặc trưng của phố Hội. Chủ nhân ngôi nhà vẫn giữ những mái ngói cổ truyền thống, tường ốp gạch, và đa số các vật decor đều có chất liệu thiên nhiên, vô cùng đẹp và ưng mắt.
Chủ nhân ngôi nhà vẫn giữ những mái ngói cổ truyền thống, tường ốp gạch. Ảnh: toplist

Giá phòng: 300.000 đồng – 600.000 đồng/ phòng

 

Red House

Đổi gió với villa cực sang nằm giữa khu phố cổ và biển Cửa Đại, bạn sẽ tha hồ sống ảo mà không lo về giá. Red House không giống như những khu villa sát sông Thu Bồn, ngôi nhà khoác chiếc áo “tĩnh lặng” trong con hẻm nhỏ. Nổi bật ngay cái nhìn đầu tiên với màu đỏ hút mắt, không gian rộng rãi và thoáng đãng.
Red House với màu đỏ hút mắt, không gian rộng rãi, thoáng mát. Ảnh: sonhoatravel

Giá phòng: 280.000 đồng – 600.000 đồng/ phòng

 

Ăn gì khi du lịch Hội An?

Bên cạnh việc khám phá những địa điểm du lịch ở Hội An thì ẩm thực xứ Quảng cũng cực kì phong phú và đa dạng. Những món ăn mà bạn có thể thưởng thức tại Hội An có thể kể đến như:
Cơm gà Hội An

Món ăn dung dị phù hợp với khẩu vị của hầu hết mỗi người. Cơm gà Hội An được nấu từ loại cơm dẻo và thơm cùng với gà ta còn tơ, thịt mềm và không bở.

Cơm có sự kết hợp của nhiều hương vị, ngon hơn khi được kết hợp kèm với ớt và nước tương. Ngoài ra mỗi suất cơm gà tại đây đều có kèm theo một chén nước súp trộn cùng tim gan cật gà…
Cơm gà Hội An. Ảnh: phuot3mien

 

Cao lầu

Cao lầu khá giống với mì tuy nhiên có sợi to hơn. Nhiều người cho rằng nguồn gốc của món ăn này đến từ Trung Hoa. Sợi mì thường được chế biến rất công phu với sợi mềm dai đồng thời có thêm giá và rau sống ăn kèm. Khi thưởng thức các bạn có thể thấy được hương vị của nước mắm đậm đà, bột thơm, tép mỡ tan trong miệng và vị nước tương.
Cao lầu  – Món ăn nổi tiếng ở Hội An. Ảnh: dulichhoian

 

Bánh xèo – Nem lụi

Là một tỉnh miền Trung, bánh xèo Hội An là kiểu bánh nhỏ, giòn rụm với đầy ắp thịt, tôm, mực. Một số nơi còn đặc biệt phục vụ bánh xèo với nem lụi, làm nên một phiên bản hấp dẫn khác cho món ăn quen thuộc.
Bánh xèo – Nem lụi đặc sản Hội An. Ảnh: medium

 

Bánh mì Hội An

Bánh mì Hội An được xem là một trong những nền tảng ẩm thực của mảnh đất này nói riêng và Việt nam nói chung. Bánh mì thơm giòn với tổng hòa của nhân thịt heo xá xíu, dưa chuột cùng các loại rau sống. Rất nhiều du khách nước ngoài đến Việt Nam để thưởng thức món ăn đặc biệt này.
Bánh mì thơm giòn. Ảnh: dulichvietnam

 

Hến xào – Bánh đập

Bánh đập là món bánh độc đáo, kết hợp giữa bánh tráng khô và ướt. Khi ăn thì phải đập nhẹ để hai loại bánh dính vào nhau. Bánh đập dân dã nhất là chấm mắm, đôi chỗ sẽ ăn kèm cùng hến xào cho thêm phần đa dạng.
Hến xào – Bánh đập Hội An. Ảnh: dulichvietnam

Trên đây là những thông tin cần thiết mà bạn không thể bỏ qua trong cuốn kinh nghiệm du lịch Hội An. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có chuyến du lịch khám phá thành phố xinh đẹp thật nhiều thú vị.
Xem thêm: Rừng dừa Bảy Mẫu ’miền Tây thu nhỏ’ của phố cổ Hội An

Hồng Ánh

Theo Báo Thể Thao Việt Nam

Nguồn Báo Dulichvietnam online

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *