TTH.VN – Sáng 18/10, tại cuộc họp trực tuyến Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh, việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” sẽ có nhiều chính sách thay đổi, các địa phương phải theo dõi sát và áp dụng tốt, phù hợp với tình hình thực tế.
- » Vẫn có cơ sở y tế chưa làm đúng chỉ định, thu phí xét nghiệm COVID-19
- » Nhiều giải pháp nhập cảnh sau dịch COVID-19 của các nước
- » Nghèo đói cùng cực lần đầu tiên tăng trong 2 thập kỷ
- » Cần thêm 6 tháng nữa mới bao phủ vaccine cho 75% dân số thế giới
- » Dưới áp lực tái mở cửa, nhiều hạn chế du lịch nghiêm ngặt nhất thế giới dần được nới lỏng
- » Thủ tướng chỉ đạo các giải pháp toàn diện, hiệu quả, kịp thời để chuyển sang trạng thái mới
- » Ghi nhận thêm 2 F0, tăng tốc tiêm vắc-xin phòng COVID-19
- » Trung tâm ICU Bệnh viện Trung ương Huế tại TP. Hồ Chí Minh: Sẽ rút vào cuối năm
- » Liên hợp quốc kêu gọi thúc đẩy phục hồi bền vững sau đại dịch COVID-19
Các nhân viên tình nguyện triển khai cấp mã QR cho người dân
Thừa Thiên Huế đang ở cấp độ 2
Tại cuộc họp, các đại biểu đã tập trung thảo luận, đánh giá những giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, vừa phòng chống dịch bệnh hiệu quả, vừa phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội theo Nghị quyết 128 của Chính phủ về Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.
Thời gian qua, công tác phòng, chống dịch của tỉnh đang thực hiện đúng hướng và đạt được nhiều thành quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, nguy cơ dịch bệnh trong tỉnh vẫn còn cao. Bộ Y tế hướng dẫn địa phương phân loại từng địa bàn theo bốn cấp độ. Do đó, thống nhất tỉnh áp dụng biện pháp phòng, chống dịch ở cấp độ 2 (nguy cơ trung bình tương ứng với màu vàng). UBND tỉnh nhanh chóng hoàn thiện và ban hành văn bản chỉ đạo phù hợp với tình hình thực tế, kết hợp với các văn bản quy định cụ thể với một số vấn đề khác như hướng dẫn cách ly y tế, thiết lập các chốt kiểm soát phù hợp…
Các thành viên Ban chỉ đạo thống nhất, dù áp dụng theo cấp độ nào, thì cả hệ thống chính trị và Nhân dân, cùng doanh nghiệp phải luôn có sự cộng đồng trách nhiệm, chung tay thực hiện tốt các yêu cầu phòng dịch, vì phòng dịch là mục tiêu lâu dài, phòng dịch tốt thì không phải chống dịch, nhất là đối với những địa phương còn nguy cơ cao, còn ổ dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.
Phấn đấu tiêm 100 ngàn liều vắc xin/1 ngày
Liên quan đến công tác tiêm chủng vắc – xin, từ tháng 5/2021 đến nay, tỉnh đã nhận 496.074 liều vắc – xin; trong đó, tổng số người tiêm 1 mũi vắc – xin 204.543, tổng số người tiêm 2 mũi vắc – xin 76.848. Theo số liệu này thì tỉ lệ người dân được tiêm chủng vắc – xin của tỉnh đang rất thấp, mới gần 30% tiêm mũi 1.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cho biết, đang đề nghị Bộ Y tế cấp thêm vắc – xin và tranh thủ các nguồn lực bên ngoài hỗ trợ vắc – xin nhằm phủ rộng vắc xin trong toàn dân. Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Sở Y tế và các địa phương phấn đấu 1 ngày tiêm 100 ngàn liều vắc xin. Muốn vậy, phải có 200 bàn tiêm trên toàn tỉnh để hoàn thành sớm tiêm vắc – xin. Cần phải huy động tối đa các lực lượng để tổ chức tiêm tại các cơ sở cố định và các điểm tiêm chủng lưu động; đảm bảo tiêm chủng nhanh nhất nhưng phải an toàn, tuân thủ đầy đủ các quy trình. Các địa phương, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh khẩn trương rà soát, lập và hoàn thiện danh sách nhu cầu tiêm vắc – xin.
“Các cấp, các ngành huy động tối đa lực lượng cán bộ, công chức, viên chức, đoàn thanh niên, sinh viên… nhập dữ liệu tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 lên Hệ thống tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 với tinh thần “Tiêm đến đâu nhập đến đó. Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức tập huấn, hướng dẫn quy trình quét mã QR cho lực lượng các địa phương tham gia kế hoạch tiêm chủng. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xem đây là đột phá trong kiểm soát người và phương tiện đi vào địa phương” – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh.
Cài đặt QR là giải pháp tối ưu
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp
Khẳng định quét QR là giải pháp tối ưu nhất để phòng chống dịch, Giám đốc Sở TTTT Nguyễn Xuân Sơn cho biết, đến 18/10, toàn tỉnh đã có 979.858 người cài đặt QR, đã bố trí 1.720 điểm quét QR phục vụ người dân. Thời gian tới, sở phối hợp với các địa phương triển khai thêm nhiều điểm quét, trong đó 100% các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, lưu trú, cơ sở kinh doanh phải cài đặt.
Kết luận tại phiên họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh, tinh thần phòng chống dịch kết hợp với phát triển kinh tế – xã hội phải được đặt lên hàng đầu. Người đứng đầu các cấp phải chịu trách nhiệm về đảm bảo phòng chống dịch trên địa bàn trong tình hình mới. Ban chỉ đạo tỉnh sẽ rà soát, bổ sung, ban hành mới quy trình công tác phòng chống dịch, bám sát Nghị quyết 128. Chỉ đạo, các Tổ phòng chống COVID-19 cộng đồng tăng cường giám sát cách ly y tế tại nhà, sàng lọc nhằm sớm phát hiện, bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng.
Về giao thông vận tải, dự báo lượng phương tiện sẽ tăng đột biến sau khi triển khai Nghị quyết 128 của Chính phủ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị thực hiện nghiêm theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. Ngoài các chốt đã có, tái lập chốt kiểm soát tại bến xe phía bắc và phía nam, ga Huế, sân bay. Đồng thời, bỏ phê duyệt xe vận chuyển hàng hóa đăng ký qua Hue-S. Khi các phương tiện qua chốt kiểm soát sẽ được tầm soát bằng mã QR thống nhất trên toàn quốc. Không chỉ định xét nghiệm với việc đi lại của người dân, chỉ thực hiện đối với trường hợp đến từ địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc vùng phong tỏa và trường hợp nghi ngờ đến từ địa bàn cấp 3. Các lực lượng cần giải quyết linh động tại các chốt để xử lý, chuẩn hóa lại đầu mối thông tin.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng chỉ đạo rà soát thống kê danh sách công dân làm ăn tại Lào để có kế hoạch triển khai cơ sở vật chất khi bà con trở về.
Bài, ảnh: Thái Bình
Nguồn ” Báo Thừa Thiên Huế online ”