Hàng ngàn hòn đảo rợp bóng rừng nhiệt đới, vùng nước đầy cá, cá mập và san hô đủ màu sắc đã tạo nên sức hấp dẫn cho chuyến du lịch West Papua, nơi có quần đảo Raja Ampat xa xôi nhưng giàu tính đa dạng sinh học biển của Indonesia.
Sổ tay hành trình 10 ngày du lịch chinh phục Lào – ngôi sao lặng lẽ của Đông Nam Á7 trải nghiệm nhất định phải thử khi đến với ‘cô thôn nữ’ Luang PrabangMách nhỏ cho những người du lịch Myanmar: 10 vùng đất linh thiêng nhất
Một thập kỷ có thể biến một vùng đất lột xác. Năm 2005, Marit Miners, đồng sáng lập Misool Eco Resort, lần đầu đến thăm một trong những hòn đảo lớn nhất của quần đảo Raja Ampat, West Papua, Indonesia, bởi cô nghe nói đó là vùng đất bị đánh bắt đến kiệt quệ. Cô đã lặn qua những không có bóng dáng một con cá mập trong suốt một tháng. Không có khách du lịch, không có chốn bình dị để bơi lội như những nơi khác.
Nhưng bây giờ, nhờ những nỗ lực của Marit, người chồng Andrew Miners, tổ chức phi lợi nhuận WildAid và nhiều tên tuổi khác, vùng đảo này đã hồi sinh, biến West Papua trở thành “tỉnh bảo tồn” đầu tiên của Indonesia, dù chỉ là trong ba năm.
Quần đảo Raja Ampat, West Papua. Ảnh: Oli.Anderson/Flickr
WildAid, nổi tiếng về việc xây dựng các khu bảo tồn biển trên thế giới, cung cấp kinh phí và thiết bị để giám sát, tổ chức một đội tuần tra ngăn chặn những kẻ săn trộm. Misool thậm chí còn thuê những người từng săn cá mập làm các kiểm lâm bắt những ngư dân đánh bắt bất hợp pháp và phá hủy rạn san hô.
Kết quả rất ấn tượng: việc đánh bắt cá bất hợp pháp giảm 80% và lượng cá tăng 250%. Hóa ra, du lịch West Papua không những không có tác động tiêu cực mà còn cải thiện hệ sinh thái biển.
Nhờ vị trí xa xôi, quần đảo Raja Ampat, một trong những khu vực đa dạng sinh học nhất Trái đất, với hơn 1.800 loài, ít được biết đến. Vẫn có du khách đến Raja Ampat, nhưng hầu hết là phụ nữ và những người đam mê biển, những người sẵn sàng trả giá để có được một chuyến du lịch “để đời” nơi những vùng đất hoang sơ.
Du thuyền Prana By Atzaro đưa du khách khám phá vùng biển West Papua được hồi sinh. Ảnh: Prana By Atzaro
Mọi chuyện dần thay đổi. Mùa thu năm 2018, khách sạn Atzaró đã cho ra mắt Prana by Atzaró, du thuyền sang trọng dài 55m được làm từ gỗ lim và gỗ tếch như sáng bừng dưới ánh mặt trời xích đạo. Du thuyền Prana by Atzaró, có thể chứa được 18 khách, được chứng nhận sinh thái, không sử dụng nhựa một lần và không sử dụng những chất có hại cho rạn san hô.
Khởi hành từ Sorong, du khách, được trang bị đồ bơi và bình oxy, sẽ được rẽ nước ngắm nhìn cá đuối, cá mập đi bộ (walking shark) – loài cá đi bộ theo đúng nghĩa đen, chỉ có thể tìm thấy xung quanh Misool.
Lặn dưới nước, bạn như thể bước vào một thế giới khác ở Raja Ampat, West Papua. Ảnh: Prana By Atzaro
Hầu hết ký ức của các vị khách đến đây như thể bức tranh nghệ thuật ảo giác màu sắc. Thế giới thuần khiết và cổ xưa này dường như là một chốn linh thiêng cho tâm hồn.
Hành trình cho những con người ưa khám phá này chủ yếu là dưới nước. Họ sẽ được lặn quanh bức tường đá vôi, “đi” qua những hàng rào san hô nhánh quạt như thể một ngôi nhà ven biển. Bạn có thể cảm giác như “nghe” thấy cả hơi thở của san hô. Chúng đang bừng bừng sống hơn bất kỳ một nơi nào khác trên thế giới.
Đến Raja Ampat, West Papua, không gì tuyệt hơn là vẫy vùng trong làn nước. Ảnh: Prana By Atzaro
Những con cá mó gù khổng lồ, những con cá thần tiên duyên dáng, tất cả tạo nên một thế giới đặc sắc mà chỉ cần nhìn thôi cũng sẽ cảm thấy rằng, gây ra một tiếng động vô ý tứ cũng như thể là tội ác tày trời.
Cá đuối và thợ lặn ở Raja Ampat, West Papua. Ảnh: Alexander Safonov/Flickr
Tất nhiên, đến West Papua, bạn cũng sẽ được câu cá và thưởng thức chính những con cá tự mình đánh bắt ấy. Chúng sẽ được chế biến hoàn hảo như thể bạn đang ngồi trong một nhà hàng Michelin vậy.
Có nhiều cách để trải nghiệm quần đảo Raja Ampat, lặn với tàu, chèo thuyền kayak, lướt ván đứng đến những bãi biển hoang sơ, lướt trên đầu những con rùa biển và san hô đan nhau như thể món spaghetti hảo hạng.
Các rạn san hô của Raja Ampat là một số trong những quần thể san hô đa dạng và đẹp nhất trên thế giới. Ảnh: Michael Rubenstein/Flickr
Raja Ampat không giống Galapagos, nơi mọi điểm dừng đều phải được chính quyền phê duyệt. Ở đây, bạn sẽ cảm thấy mình như nhà thám hiểm đầu tiên trôi qua dòng nước, thâm nhập sâu vào thế giới hoang dã. Có thể, bạn sẽ hơi hoảng hồn khi bị vây quanh bởi những con sứa mong manh huyền bí. Khi cơn bất ngờ đi qua, bạn sẽ cảm thấy như bước vào thế giới siêu thực, được dựng lên bằng những sinh vật mỏng manh kỳ ảo, đặc biệt khi mặt trời le lói len vào.
Dừng chân ở Misool Eco Resort. Ảnh: Flickr
Misool Eco Resort là điểm đến cuối cùng cho những người muốn thâm nhập sâu hơn vào làn nước. Bởi ở đây lặn cũng là hoạt động mạnh mẽ như bảo tồn vậy.
Vài năm trước, Misool còn phải trả cho ngôi làng địa phương 30 USD mỗi tháng để mua lại những gì ngư dân đánh bắt từ biển. Giờ đây họ đã thành khu bảo tồn Misool Marine Reserve với 9 hòn đảo không có người ở và phong phú muôn loài sinh vật.
Vùng biển West Papua giờ đã lấy lại dáng vẻ vốn biến mất sau một thời gian đánh bắt cạn kiệt. Ảnh: Michael Rubenstein
Miners và những người khác vẫn đang chờ kết quả của việc chỉ định bảo tồn West Papua. Khi trở thành một “tỉnh bảo tồn” thực sự, Miners kỳ vọng rằng điều đó sẽ là lớp bảo vệ chống đạn cho Papua, cho đất nước Indonesia và cả các thế hệ mai sau.
Hoàng hôn ở Raja Ampat, West Papua. Ảnh: Tony Shih/Flickr
Xem thêm: Khám phá Châu Á với những địa điểm thú vị ít người biết
Phong Sa
Theo Báo Thể Thao Việt Nam
Nguồn: báo dulich việt nam online