Cả 2 ngôi chùa Huyền Không ở Huế đều là điểm đến tâm linh nổi bật, thu hút du khách với lối kiến trúc độc đáo cùng cảnh sắc an tịnh hệt như chốn bồng lai.
Trọn bộ ‘bí kíp’ du hí Hòn Rơm Phan Thiết không thể bỏ qua4 bãi biển tuyệt đẹp ở Bình Định – điểm du lịch an toàn trong mùa dịch Covid-19Biển Hồ và loạt điểm đến ở Gia Lai đẹp ‘khó cưỡng’
Huyền Không 1 – ngôi chùa mang phong cách Nhật Bản và Ấn Độ
Xứ Huế mộng mơ đâu chỉ có ngôi chùa Thiên Mụ nổi tiếng linh thiêng, kiến trúc tuyệt đẹp. Mà vùng đất cố đô còn có chùa Huyền Không – một ngôi chùa kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Nhật Bản và Ấn Độ. Nơi đây trở thành điểm check in không thể bỏ qua khi du khách đến du lịch Huế.
Chùa Huyền Không 1 cách chùa Thiên Mụ khoảng 3 km. Ảnh: Facebook Chùa Huyền Không
Chùa Huyền Không còn có tên gọi Huyền Không 1/Huyền Không Sơn Trung để phân biệt với chùa Huyền Không 2/Huyền Không Sơn Thượng. Chùa an tịnh tại thôn Nham Biền, xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, nằm cách chùa Thiên Mụ gần khoảng 3 km về hướng tây.
Tiền thân của chùa Huyền Không ở Huế là một chùa nhỏ dựng lên bằng tre nứa vào năm 1973 ở phía Bắc đèo Hải Vân, huyện Phú Lộc. Sau đó vào năm 1978, chùa được sư Giới Đức cho chuyển về vị trí hiện tại, cửa chùa hướng về phía Đông Nam. Đến năm 1993, Chánh Điện chùa được xây dựng lại quy mô hơn, hoàn thành vào 2 năm sau đó.
Ngôi chùa với phong cách kiến trúc độc đáo. Ảnh: jinyin1918
Ngày nay, đến chùa Huyền Không ở Huế, du khách có cảm giác như đang du lịch nước ngoài bởi lối kiến trúc giao hòa giữa vẻ cổ kính của đất cố đô và nét đẹp ấn tượng của văn hóa Phật giáo Nhật Bản, Ấn Độ.
Chùa được xây dựng từ các vật liệu hiện đại như bê tông, cốt thép rất vững chãi, chắc chắn và có sự uy nghiêm, trang trọng. Ngôi chùa tọa lạc trong khuôn viên khá rộng với tổng diện tích khoảng 6.000 m2, được quy hoạch thành một khung cảnh tràn ngập cây xanh, yên bình và tĩnh tại.
Tòa tháp này làm nên dấu ấn riêng biệt cho ngôi chùa. Ảnh: b_yennn8
Nếu bạn là người thích khám phá triến trúc Phật giáo, thích chụp ảnh check in cùng những công trình độc đáo thì chùa Huyền Không 1 là điểm đến lý tưởng ở Huế. Trong khuôn viên chùa có Bảo tháp Đại Giác, được xây dựng mô phỏng theo đại tháp Mahā Bodhi Gāya nổi tiếng ở Ấn Độ. Tuy nhiên, kích thước ngôi tháp nhỏ hơn nhằm tạo được sự hài hòa với các công trình khác trong chùa.
Người ta sử dụng gạch đất sét nung với hệ dầm và cột bê tông để làm khung chịu lực cho ngọn tháp. Trong khi đó 4 tháp phụ đảm nhận vai trò trang trí và được thực hiện đối trọng, tạo sự cân bằng cho ngọn tháp chính trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt như có bão hoặc động đất.
Cổng vào mang đậm nét kiến trúc Nhật Bản. Ảnh: tuannguyen1100
Chóp tháp có màu vàng rực rỡ và thân tháp với màu trắng nổi bật, chạm trổ nhiều hoa văn đậm chất Ấn Độ, tạo nên một góc check in đậm chất “ngoại quốc” trong khuôn viên ngôi chùa Việt ở đất cố đô. Tòa bảo tháp cứ thế đứng hiên ngang giữa đất trời, tạo nên một điểm nhấn ấn tượng cho chùa Huyền Không 1 ở Huế.
Ngoài ngôi bảo tháp nổi bật, ngôi chùa đẹp ở Huế này còn cuốn hút du khách bởi không gian cổ kính, quyện hòa giữa kiến trúc truyền thống của Huế và chút nét đẹp tinh tế đậm phong cách Nhật Bản.
Dấu ấn kiến trúc Nhật Bản trong chùa Huyền Không. Ảnh: Foody
Những dãy nhà với kiểu mái Lương Đình ngói đỏ, hàng cột gỗ bóng loáng hay những chiếc lồng đèn khẽ lay trong gió, tạo nên một không gian thực sự tĩnh tại giữa lòng cố đô.
Vẻ đẹp kiến trúc của chùa Huyền Không 1 ở Huế còn thể hiện qua các kèo cột, xuyên xà,… được chạm trổ, điêu khắc tinh tế, sắc nét. Đặc biệt, những bức phù điêu đắp lộng gam màu xanh lam và trắng với biểu tượng long, lân, quy, phượng càng toát lên dấu ấn văn hoá tiêu biểu của cung đình Huế.
Trong khuôn viên chùa còn trang trí thêm 500 giỏ phong lan quý, được chăm sóc tỉ mẩn, luôn xanh mát tốt tươi và khoe sắc rực rỡ. Đi dọc trong khuôn viên chùa, bạn còn được thưởng thức nhiều tiểu cảnh sân vườn được chăm chút kỹ lưỡng như một khu sinh thái.
Ngôi chùa này trở thành điểm du lịch tâm linh nổi bật xứ cố đô. Ảnh: Du hí cùng tôi
Ngoài ra, ở triền núi đi dọc con đường vào chùa còn là nơi trưng bày những tấm đá khắc chữ bằng thư pháp với những dòng triết lý thấm đẫm nhân sinh quan, đạo lý làm người khiến bạn phải dừng lại một giây suy ngẫm.
GỢI Ý TOUR DU LỊCH HUẾ KHUYẾN MÃI
>> HCM – Đà Nẵng – Bà Nà – Hội An – Huế – Quảng Bình 4N3Đ Bay Vietjet Air giá từ 4.740.000đ
>> HCM – Đà Nẵng -Sơn Trà – Hội An – Bà Nà – Huế – Động Phong Nha 5N4Đ + Vé Máy Bay từ 3.950.000đ
Chùa Huyền Không Sơn Thượng – chốn bồng lai giữa ngọn đồi xanh mát
Nếu chùa Huyền Không 1 làm say lòng du khách với vẻ đẹp đậm chất Nhật Bản thì chùa Huyền Không Sơn Thượng lay động những tâm hồn tĩnh tại, yêu thích không gian thiền môn thanh tịnh. Ngôi chùa đẹp ở Huế này tọa lạc tại thôn Chầm, phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ngôi chùa nằm trên một ngọn đồi, xung quanh là rừng cây, hồ nước xanh mát. Ảnh: Wowweeken
Với vị trí nằm tách biệt cuộc sống đô thành hiện đại, ẩn mình giữa một thung lũng sâu, chùa Huyền Không Sơn Thượng đã thực sự đạt đến cảnh giới của chốn tu hành đích thực, không chịu sự tác động của các yếu tố thương mại hóa.
Để đến được chùa Sơn Thượng, du khách phải băng qua con đường mòn trắc trở, quanh co. Và rồi khi đặt chân đến cổng chùa, bạn như lạc vào một thế giới khác – nơi có những ngọn đồi xanh mát, những rừng thông vi vu gió thổi. Chẳng còn cái xô bồ của nhịp sống hiện đại, chẳng còn những bon chen, toan tính của lòng người hay những áp lực cơm áo gạo tiền của cuộc sống thường nhật.
Khung cảnh thiên nhiên an lạc ở chùa Huyền Không Sơn Tịnh. Ảnh: hue_danang_adventures
Vị trí của chùa Huyền Không Sơn Thượng là trên một ngọn đồi, có độ cao khoảng 300 mét so với mực nước biển. Xung quanh chùa là mảng xanh thiên nhiên với cây rừng tươi tốt và hồ nước trong lành. Bạn có thể tìm một góc nhỏ để ngắm cảnh, hít căng lồng ngực những luồng khí trong trẻo, ôn hoà và dễ chịu.
Tổng diện tích ngôi chùa khoảng 10.000 m2, được quy hoạch gồm 2 khu vực chính là Ngoại viện và Nội viện. Trong đó, ngoại viện là nơi tổ chức các nghi lễ thờ cúng, sinh hoạt Phật giáo. Còn khu vực Nội viện yên tĩnh, tách biệt, được dành hoàn toàn cho sự tĩnh tu của các tăng ni, phật tử.
Thiên nhiên trong lành, tách biệt đô thị ồn ào. Ảnh: Petro Times
Đến chùa Huyền Không Sơn Thượng, có lẽ bạn không nên kỳ vọng quá nhiều vào một lối kiến trúc độc đáo hay một kỷ lục nào đó về khía cạnh nghệ thuật. Bởi ngôi chùa đẹp ở Huếnày hoàn toàn không phô trương phù phiếm bất cứ điều gì.
Toàn bộ các vật liệu làm nên ngôi chùa đều là gỗ, do tự tay các nhà sư lên rừng đẽo và mang về xây dựng. Thiết kế không gian cũng đơn giản, không quá cầu kì hay tinh xảo. Có lẽ nhờ sự đơn sơ, dung dị mà nơi đây mang vẻ đẹp nhẹ nhàng, an yên và hài hoà với thiên nhiên xinh đẹp mà tạo hóa đã ưu ái ban tặng cho xứ Huế mộng mơ.
Bao bọc lấy ngôi chùa là những đồi thông xanh. Ảnh: Lao Động
Ngược dòng về lịch sử, chùa Huyền Không Sơn Thượng được xây dụng vào năm 1989 theo trường phái Nam Tông. Thuở ban đầu mới hình thành, nơi đây chỉ là vùng đất khô cằn, vắng vẻ và hoang sơ.
Thế nhưng nhờ công xây dựng của các nhà sư và tăng ni, phật tử, ngôi chùa này dần trở thành chốn thiên đường nới hạ giới, được nhiều người dân địa phương và du khách biết đến. Nếu có du lịch Huế, bạn hãy dành chút thời gian ghé thăm chùa, tận hưởng một cảm giác thực sự thanh tịnh, an lạc trong lòng.
Ngôi chùa đúng chất nhà vườn, giản dị và mộc mạc. Ảnh: chipchibi
Những ngày bình thường, không gian chùa rất vắng vẻ, rất ít người, một phần do chùa nằm trên đồi ít người biết, một phần do đường đi khá xa, làm chùn chân lữ khách. Du khách đến đây có thể dạo một vòng quanh chùa, thắp hương, ngắm cảnh và hòa mình vào nhịp sống bình dị, mộc mạc của những nhà sư. Đó mới là trải nghiệm đáng nhớ của không gian thiền tịnh, cách biệt với thế giới trần tục.
Nơi đây giúp bạn tìm lại sự bình yên trong tâm hồn. Ảnh: qquynhh.01
Chùa Huyền Không Sơn Thượng thực sự là một chốn tu hành trang nghiêm, không phải được xây dựng để phục vụ du lịch hay thương mại hóa. Hàng tháng, sư trụ trì sẽ dành 10 ngày để lên một am nhỏ trên núi, bế quan tụng kinh, duy trì nếp sống và sinh hoạt chuẩn mực của chốn tu hành.
Đó là lý do mà khi đến đây, bạn thực sự thấy lòng nhẹ nhõm, thanh thản. Du khách gần như không bị cuốn vào áp lực phải chụp ảnh check in như khi ghé thăm những điểm du lịch tâm linh ở Huế được đầu tư hoành tráng, đạt nhiều kỷ lục về diện tích, kiến trúc. Bởi bạn có thể dành cả một buổi sáng để đi dạo xung quanh chùa, thưởng thức bức tranh thiên nhiên hiền hòa, xanh mát, được chăm chút tỉ mỉ bởi những nhà sư.
Sương mờ giăng trắng quanh chùa vào những buổi sớm mai. Ảnh: Chudu24
Khuôn viên Nội viện và Ngoại viện được xây dựng thành nhiều hạng mục nhỏ, là nơi thờ cúng và không gian nghệ thuật hòa hợp với thiên nhiên. Có thời gian, bạn hãy đi khắp các ngóc ngách trong chùa.
Đến ngôi Chánh Điện, bạn sẽ được ngắm những hàng cột bóng loáng màu thời gian, mái ngói với sắc màu nguyên thủy, không sơn phết. Ngoài ra, nhiều không gian trong chùa cũng là nơi bạn có thể ghé để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các bức thư pháp Việt, Hán, tác phẩm tranh hội họa và cả ảnh nghệ thuật.
Những hồ nước xung quanh ngôi chùa. Ảnh: Flickr
Khi đã tham quan hết không gian trong chùa, bạn cũng có thể dành thời gian khám phá những hồ nước nằm xung quanh chùa Huyền Không Sơn Thượng. Đây là những hồ nước tự nhiên, lần lượt có tên gọi Thủy nguyệt đàm, Sơn ảnh hồ, Vọng oa đàm,…
Đặc biệt, ở chủa Huyền Không Sơn Thượng còn có một vườn thư pháp. Đây là nơi sư trụ trì thường dành thời gian nghiên cứu thư pháp, làm thơ và viết sách. Khu vườn này trải dài từ cổng chùa vào bên trong, bạn sẽ được đi dạo giữa một cung đường trữ tình đầy tính nghệ thuật. Những câu thơ, những tác phẩm thư pháp được trình bày chỉn chu trên tre, trên đá, gửi gắm những thông điệp ý nghĩa về đạo lý làm người, về những lý lẽ tốt đẹp trong cuộc sống.
Chùa được xây dựng chủ yếu bằng gỗ, kiến trúc đơn giản, hòa hợp với thiên nhiên. Ảnh: Lao Động
Xứ Huế mộng mơ luôn có một sức hút diệu kỳ với lữ khác xa gần. Ngoài kinh thành Huế và những điểm đến nổi tiếng, vùng đất này còn có 2 ngôi chùa mang tên Huyền Không. Nếu bạn thích một ngôi chùa kiến trúc đẹp cùng nhiều góc check in ảo, hãy đến chùa Huyền Không 1. Còn nếu bạn thực sự cần một nơi an tịnh để “thanh lọc cõi lòng”, hãy ghé thăm chùa Huyền Không Sơn Thượng.
Ngọc Anh (tổng hợp)
Theo Báo Thể Thao Việt Nam
Nguồn: báo dulich việt nam online