‘Nhà thờ một ngày’ ở nước Nga, phép màu đẩy dịch bệnh lùi xa

Thời trung cổ, người dân Nga dựng lên các nhà thờ một ngày để đối phó với thảm họa và dịch bệnh đang hoành hoành. Đến nay, những công trình cổ ấy vẫn được bảo tồn, tôn tạo và trở thành điểm đến hút khách.

Hang Pak Ou – Chốn thiêng với 4000 tượng Phật ở cố đô Luang Prabang LàoDu lịch Cao Hùng Đài Loan mua gì về làm quà?Du lịch Nhật Bản mùa đông đừng quên thưởng thức lẩu Shabu Shabu

Từ lâu, nước Nga luôn được xem là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất thế giới. Nơi đây không chỉ có vô vàn thắng cảnh tuyệt đẹp mà dọc hai bờ sông Neva và quanh các khu phố cổ, vẫn còn nguyên đó những tòa nhà với kiến trúc Nga lộng lẫy từ đế chế hùng mạnh nhất châu Âu thời bấy giờ. Bên cạnh những kiệt tác ấy, khách du lịch Nga còn thích viếng thăm Obydennaya Tserkov, những nhà thờ được xây trong một ngày có truyền thống từ thời Trung Cổ, bởi ngoài xứ bạch dương ra, hiếm có nơi nào có nhiều kiến trúc kỳ lạ như thế!
Du lịch Nga, ghé thăm nhà thờ một ngày. Ảnh: Kasli-gazeta.ru

 

>> Xem thêm: Trọn bộ kinh nghiệm du lịch Saint-Peterburg nước Nga

 

Nhà thờ một ngày đầu tiên được dựng lên ở Novgorod

Theo sử sách ghi chép lại, nhà thờ một ngày đầu tiên được xây dựng vào năm 1390 tại một ngôi làng ở Novgorod, nước Nga. Người ta dựng lên nhà thờ nhở bằng gỗ này với hy vọng đẩy lùi dịch hạch đang hoành hành khắp châu Âu.
Nhà thờ một ngày đầu tiên được dựng lên ở Novgorod. Ảnh: Rusia Beyond

Vào thời điểm ấy, những người nông dân trong làng mang những khúc gỗ từ rừng và dựng lên một nhà thờ trong một ngày dưới sự đôn đốc của giám mục. Sau khi dựng xong, nhà thờ được giám mục thánh hiến trong ngày và cử hành phục vụ.
Nhà thờ một ngày được giám mục thánh hiến trong ngày và cử hành phụng vụ. Ảnh: anastasis.me

Không lâu sau đó, bệnh dịch kết thúc. Vì vậy, người dân tin rằng mọi chuyện tốt lành là nhờ lòng thương xót của Chúa, thánh Sophia đáp lại những lời cầu nguyện, và phước lành của vị giám mục cũng như Obydennaya Tserkov – nhà thờ vừa được dựng lên trong một ngày ấy.
Nhiều nhà thờ một ngày “mọc lên” trong thế kỷ 15 và nửa đầu thế kỷ 16

Vào thế kỷ 15 và nửa đầu 16, nhiều nhà thờ một ngày được dựng lên ở vùng Pskov và Novgorod, nước Nga. Tất cả Obydennaya Tserkov này đều gắn liền với dịch bệnh đe doạ cộng đồng.
Nhiều nhà thờ một ngày “mọc lên” trong thế kỷ 15 và nửa đầu thế kỷ 16. Ảnh: Vn.express

Trong đó, hai nhà thờ ở Pskov, được xây dựng vào năm 1522, để đối phó với dịch bệnh đổ mồ hôi bí ẩn, còn được gọi là “mồ hôi Anh”. Một thập kỷ sau, dịch đậu mùa bùng phát và ngày càng nhiều nhà thờ xuất hiện hơn.
Nhà thờ một ngày Varlaam Khutynsky ở Pskov được xây dựng vào năm 1466. Ảnh: Gavrilov

Việc xây dựng những nhà thờ một ngày ở nước Nga thường là sự đồng lòng từ cộng đồng nhưng đôi khi là do lệnh từ Sa hoàng. Vào năm 1522, đại công tước của Moskva Vasilii III lệnh cho xây dựng nhà thờ một ngày bằng tiền riêng của mìnhmà không để ngăn chăn dịch bệnh mà nhằm tôn vinh Đức mẹ đồng trinh Maria.
Những nhà thờ một ngày ở Nga được xây bằng gỗ. Ảnh: Fr. John Peck

Năm 1532, khi Pskov đang lầm than giữa đại dịch đậu mùa,Vasilii III đã trả tiền để xây dựng nhà thờ Tổng lãnh thiên thần Gabriel. Hai thập kỷ sau, Ivan IV, con trai cả của Vasilii III, xây thêm hai nhờ trong một nỗ lực tuyệt vọng để xoa dịu các vị thần, đẩy lùi bệnh dịch hạch lây lan khắp thành phố của nước Nga.
Nhà thờ một ngày cuối cùng ở Vologda

Nhà thờ một ngày cuối cùng được xây vào năm 1654 ở Vologda. Đó cũng là năm một trận dịch hạch nghiêm trọng bùng phát khắp miền trung nước Nga, khiến hàng nghìn người chết.
Nhà thờ một ngày cuối cùng ở Vologda. Ảnh: Vn.express

Vào tháng 8/1654, dịch bệnh tràn đến Vologda, mang theo nhiều tang tóc. Nhiều người chuyển sang thuyết duy linh như cầu nguyện, ăn chay để thoát khỏi căn bệnh nhưng vô ích. Sau đó, họ phát nguyện xây một nhà thờ trong 24 giờ. Nhà thờ mới được dành riêng cho Đấng Cứu Rỗi.
Nhà thờ một ngày hoàn thành như có phép màu “cải tử hoàn sinh”. Ảnh: Anastasis.me

Vào thời điểm ấy, nhà thờ hoàn thành như có phép màu “cải tử hoàn sinh”, dù các nhà nghiên cứu hiện đại nhấn mạnh rằng dịch bệnh vốn trên đà suy yếu từ khi người dân bắt tay vào xây dựng nhà thờ này. Thêm nữa, vị trí địa lý ở phía bắc và thời tiết lạnh giá của Vologd đã ngăn chặn ảnh hưởng của dịch bệnh.
Truyền thống xây dựng nhà thờ một ngày được hồi sinh từ cuối thế kỷ 20

Truyền thống xây dựng nhà thờ một ngày hoàn toàn biến mất tại Nga vào thế kỷ 18, và được hồi sinh từ cuối thế kỷ 20. Khắp nước Nga không có Obydennaya Tserkov nguyên bản nào từ thời trung cổ còn trụ lại.
Truyền thống xây dựng nhà thờ một ngày được hồi sinh từ cuối thế kỷ 20. Ảnh: Anastasis.me

Một trong những công trình ấn tượng nhất từng tồn tại là Nhà thờ Chúa Cứu Thế Spaso-Vsegradsky ở Vologda. Khi nhà thờ mới bằng đá được dựng lên, toà nhà cổ bằng gỗ vẫn đứng giữa công trường và mọi hoạt động xung quanh vẫn tiếp tục như bình thường. Năm 1895, phiên bản Spaso-Vsegradsky mới được chỉ định trở thành nhà thờ lớn, nhưng bị phá bỏ vào năm 1972 theo quyết định của chính quyền.
Nhà thờ một ngày ấn tượng nhất từng tồn tại là Nhà thờ Chúa Cứu Thế Spaso-Vsegradsky. Ảnh: Russia Beyond

Những bức tường đá của nhà thờ một ngày Spaso-Vsegradsky vững chãi đến mức thuốc nổ tỏ ra vô dụng, chính quyền phải huy động xe tăng đến phá dỡ. Hiện chỉ còn một tượng đài hình cây thánh giá được dựng giữa Vologda để tưởng niệm công trình nổi tiếng một thời.
Nếu như có cơ hội, bạn hãy ghé thăm một trong những nhà thờ một ngày vẫn được bảo tồn này nhé. Ảnh: Luhanhvietnam

Để bảo tồn các công trình cổ, người ta thường xây dựng lại bằng đá. Một số Obydennaya Tserkov được phục dựng bằng đá khách du lịch có thể ghé thăm ngày nay là nhà thờ thánh Varlaam Khutynsky ở Pskov, nhà thờ Anastasia Uzoreshitelnitsa tại thành phố Mariinsk, Nhà thờ Thánh Simeon ở Veliky Novgorod. Nếu như có cơ hội, bạn hãy ghé thăm một trong những nhà thờ một ngày vẫn được bảo tồn này nhé.

>> Xem thêm:’Mục sở thị’ khám phá những thành phố không có trên bản đồ ở Nga

Lê Vân
Theo Báo Thể thao Việt Nam

Theo Báo Dulichvietnam.com.vn

Thời trung cổ, người dân Nga dựng lên các nhà thờ một ngày để đối phó với thảm họa và dịch bệnh đang hoành hoành. Đến nay, những công trình cổ ấy vẫn được bảo tồn, tôn tạo và trở thành điểm đến hút khách.

Hang Pak Ou – Chốn thiêng với 4000 tượng Phật ở cố đô Luang Prabang LàoDu lịch Cao Hùng Đài Loan mua gì về làm quà?Du lịch Nhật Bản mùa đông đừng quên thưởng thức lẩu Shabu Shabu

Từ lâu, nước Nga luôn được xem là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất thế giới. Nơi đây không chỉ có vô vàn thắng cảnh tuyệt đẹp mà dọc hai bờ sông Neva và quanh các khu phố cổ, vẫn còn nguyên đó những tòa nhà với kiến trúc Nga lộng lẫy từ đế chế hùng mạnh nhất châu Âu thời bấy giờ. Bên cạnh những kiệt tác ấy, khách du lịch Nga còn thích viếng thăm Obydennaya Tserkov, những nhà thờ được xây trong một ngày có truyền thống từ thời Trung Cổ, bởi ngoài xứ bạch dương ra, hiếm có nơi nào có nhiều kiến trúc kỳ lạ như thế!
Du lịch Nga, ghé thăm nhà thờ một ngày. Ảnh: Kasli-gazeta.ru

 

>> Xem thêm: Trọn bộ kinh nghiệm du lịch Saint-Peterburg nước Nga

 

Nhà thờ một ngày đầu tiên được dựng lên ở Novgorod

Theo sử sách ghi chép lại, nhà thờ một ngày đầu tiên được xây dựng vào năm 1390 tại một ngôi làng ở Novgorod, nước Nga. Người ta dựng lên nhà thờ nhở bằng gỗ này với hy vọng đẩy lùi dịch hạch đang hoành hành khắp châu Âu.
Nhà thờ một ngày đầu tiên được dựng lên ở Novgorod. Ảnh: Rusia Beyond

Vào thời điểm ấy, những người nông dân trong làng mang những khúc gỗ từ rừng và dựng lên một nhà thờ trong một ngày dưới sự đôn đốc của giám mục. Sau khi dựng xong, nhà thờ được giám mục thánh hiến trong ngày và cử hành phục vụ.
Nhà thờ một ngày được giám mục thánh hiến trong ngày và cử hành phụng vụ. Ảnh: anastasis.me

Không lâu sau đó, bệnh dịch kết thúc. Vì vậy, người dân tin rằng mọi chuyện tốt lành là nhờ lòng thương xót của Chúa, thánh Sophia đáp lại những lời cầu nguyện, và phước lành của vị giám mục cũng như Obydennaya Tserkov – nhà thờ vừa được dựng lên trong một ngày ấy.
Nhiều nhà thờ một ngày “mọc lên” trong thế kỷ 15 và nửa đầu thế kỷ 16

Vào thế kỷ 15 và nửa đầu 16, nhiều nhà thờ một ngày được dựng lên ở vùng Pskov và Novgorod, nước Nga. Tất cả Obydennaya Tserkov này đều gắn liền với dịch bệnh đe doạ cộng đồng.
Nhiều nhà thờ một ngày “mọc lên” trong thế kỷ 15 và nửa đầu thế kỷ 16. Ảnh: Vn.express

Trong đó, hai nhà thờ ở Pskov, được xây dựng vào năm 1522, để đối phó với dịch bệnh đổ mồ hôi bí ẩn, còn được gọi là “mồ hôi Anh”. Một thập kỷ sau, dịch đậu mùa bùng phát và ngày càng nhiều nhà thờ xuất hiện hơn.
Nhà thờ một ngày Varlaam Khutynsky ở Pskov được xây dựng vào năm 1466. Ảnh: Gavrilov

Việc xây dựng những nhà thờ một ngày ở nước Nga thường là sự đồng lòng từ cộng đồng nhưng đôi khi là do lệnh từ Sa hoàng. Vào năm 1522, đại công tước của Moskva Vasilii III lệnh cho xây dựng nhà thờ một ngày bằng tiền riêng của mìnhmà không để ngăn chăn dịch bệnh mà nhằm tôn vinh Đức mẹ đồng trinh Maria.
Những nhà thờ một ngày ở Nga được xây bằng gỗ. Ảnh: Fr. John Peck

Năm 1532, khi Pskov đang lầm than giữa đại dịch đậu mùa,Vasilii III đã trả tiền để xây dựng nhà thờ Tổng lãnh thiên thần Gabriel. Hai thập kỷ sau, Ivan IV, con trai cả của Vasilii III, xây thêm hai nhờ trong một nỗ lực tuyệt vọng để xoa dịu các vị thần, đẩy lùi bệnh dịch hạch lây lan khắp thành phố của nước Nga.
Nhà thờ một ngày cuối cùng ở Vologda

Nhà thờ một ngày cuối cùng được xây vào năm 1654 ở Vologda. Đó cũng là năm một trận dịch hạch nghiêm trọng bùng phát khắp miền trung nước Nga, khiến hàng nghìn người chết.
Nhà thờ một ngày cuối cùng ở Vologda. Ảnh: Vn.express

Vào tháng 8/1654, dịch bệnh tràn đến Vologda, mang theo nhiều tang tóc. Nhiều người chuyển sang thuyết duy linh như cầu nguyện, ăn chay để thoát khỏi căn bệnh nhưng vô ích. Sau đó, họ phát nguyện xây một nhà thờ trong 24 giờ. Nhà thờ mới được dành riêng cho Đấng Cứu Rỗi.
Nhà thờ một ngày hoàn thành như có phép màu “cải tử hoàn sinh”. Ảnh: Anastasis.me

Vào thời điểm ấy, nhà thờ hoàn thành như có phép màu “cải tử hoàn sinh”, dù các nhà nghiên cứu hiện đại nhấn mạnh rằng dịch bệnh vốn trên đà suy yếu từ khi người dân bắt tay vào xây dựng nhà thờ này. Thêm nữa, vị trí địa lý ở phía bắc và thời tiết lạnh giá của Vologd đã ngăn chặn ảnh hưởng của dịch bệnh.
Truyền thống xây dựng nhà thờ một ngày được hồi sinh từ cuối thế kỷ 20

Truyền thống xây dựng nhà thờ một ngày hoàn toàn biến mất tại Nga vào thế kỷ 18, và được hồi sinh từ cuối thế kỷ 20. Khắp nước Nga không có Obydennaya Tserkov nguyên bản nào từ thời trung cổ còn trụ lại.
Truyền thống xây dựng nhà thờ một ngày được hồi sinh từ cuối thế kỷ 20. Ảnh: Anastasis.me

Một trong những công trình ấn tượng nhất từng tồn tại là Nhà thờ Chúa Cứu Thế Spaso-Vsegradsky ở Vologda. Khi nhà thờ mới bằng đá được dựng lên, toà nhà cổ bằng gỗ vẫn đứng giữa công trường và mọi hoạt động xung quanh vẫn tiếp tục như bình thường. Năm 1895, phiên bản Spaso-Vsegradsky mới được chỉ định trở thành nhà thờ lớn, nhưng bị phá bỏ vào năm 1972 theo quyết định của chính quyền.
Nhà thờ một ngày ấn tượng nhất từng tồn tại là Nhà thờ Chúa Cứu Thế Spaso-Vsegradsky. Ảnh: Russia Beyond

Những bức tường đá của nhà thờ một ngày Spaso-Vsegradsky vững chãi đến mức thuốc nổ tỏ ra vô dụng, chính quyền phải huy động xe tăng đến phá dỡ. Hiện chỉ còn một tượng đài hình cây thánh giá được dựng giữa Vologda để tưởng niệm công trình nổi tiếng một thời.
Nếu như có cơ hội, bạn hãy ghé thăm một trong những nhà thờ một ngày vẫn được bảo tồn này nhé. Ảnh: Luhanhvietnam

Để bảo tồn các công trình cổ, người ta thường xây dựng lại bằng đá. Một số Obydennaya Tserkov được phục dựng bằng đá khách du lịch có thể ghé thăm ngày nay là nhà thờ thánh Varlaam Khutynsky ở Pskov, nhà thờ Anastasia Uzoreshitelnitsa tại thành phố Mariinsk, Nhà thờ Thánh Simeon ở Veliky Novgorod. Nếu như có cơ hội, bạn hãy ghé thăm một trong những nhà thờ một ngày vẫn được bảo tồn này nhé.

>> Xem thêm:’Mục sở thị’ khám phá những thành phố không có trên bản đồ ở Nga

Lê Vân
Theo Báo Thể thao Việt Nam

Theo Báo Dulichvietnam.com.vn

Ảnh: Luhanhvietnam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *