Dù mới được xây dựng cách đây chưa lâu, song chùa Tam Chúc (Hà Nam) đã được mệnh danh là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam với quy mô vô cùng hoành tráng. Không chỉ là điểm đến tâm linh thiêng liêng, ngôi chùa này còn là điểm du lịch hấp dẫn các bạn trẻ với nhiều góc chụp ảnh siêu đẹp. Bạn hãy cùng dulichvietnam ngắm bộ ảnh review Tam Chúc đẹp “đốn tim” của cô nàng Linh Chi xinh đẹp và bỏ túi trọn bộ kinh nghiệm du lịch Tam Chúc để có thêm động lực “xách balo lên và đi” ngay!
Đường tàu cầu Trần Quý Cáp Đà Lạt – điểm đến cho bạn bộ ảnh thanh xuân đẹp như mơKhông cần sang Thái nữa, đến chùa Som Rong Sóc Trăng là có ngay bộ ảnh đẹp như tiên nữ Xem review du lịch Phú Quốc của cặp đôi trẻ mới hiểu vì sao mùa này đi đảo ngọc là ‘số dzách’
Kinh nghiệm tham quan chùa Tam Chúc
Chùa Tam Chúc thuộc địa phận thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, Hà Nam. Đây là ngôi chùa được xây dựng với quy mô vô cùng hoành tráng, mang vẻ đẹp uy nghi, tráng lệ, thuộc quần thể khu du lịch Tam Chúc – Hà Nam.
Chùa Tam Chúc được xây dựng với quy mô vô cùng hoành tráng. Ảnh: Linh Chi
Toàn bộ quần thể chùa có diện tích lên tới 5.000ha, bao gồm các hồ nước, núi đá tự nhiên, các thung lung nên thơ, tạo nên một cảnh quan kì vĩ hiếm có. Chùa Tam Chúc – Hà Nam được xây dựng trên nền của ngôi chùa cổ rất linh thiêng đã có niên đại hơn 1.000 năm.
Chùa có phong thuỷ cực kì tốt, phía trước là hồ nước êm đềm, phía sau là dãy núi trùng điệp. Ảnh: Linh Chi
Chùa Tam Chúc được xây dựng ở vị trí có phong thuỷ rất tốt, gắn với truyền thuyến kì ảo về “tiền Lục Nhạc, hậu Thất Tinh”. Ba mặt của ngôi chùa được bao bọc bởi dãy núi Thất Tinh có hình tay ngai, phía trước là hồ Lục Nhạc với sáu quả núi. Tương truyền, sáu quả núi này chính là sáu quả chuông nhà trời.
Chùa Tam Chúc được xây dựng dựa trên nền móng của ngôi chùa cổ đã có niên đại hơn 1.000 năm. Ảnh: Linh Chi
Cách trung tâm Tp. Hà Nội khoảng 60km, để tới chùa Tam Chúc, cách thuận tiện nhất là sử dụng phương tiện cá nhân, bởi hiện nay chưa có tuyến xe buýt hay xe khách nào nối tuyến đến điểm du lịch này.
Ngôi chùa chứa đựng nhiều huyền tích thiêng liêng, kì ảo. Ảnh: Linh Chi
Du lịch Tam Chúc – Hà Nam, nếu đi xe máy, bạn chỉ cần đi thẳng theo hướng quốc lộ 1A đến Tp. Phủ Lý, sau đó rẽ vào hướng quốc lộ 2B; đi tiếp 12km nữa là tới thị trấn Ba Sao. Còn nếu đi bằng ô tô, bạn có thể theo đường cao tốc Hà Nội – Ninh Bình, tới núi giao Đại Xuyên thì rẽ vào quốc lộ 1A.
Vào mùa xuân, chùa Tam Chúc thu hút rất đông du khách tới Tham quan, chiêm bái. Ảnh: Linh Chi
Theo kinh nghiệm du lịch chùa Tam Chúc – Hà Nam, bạn có thể tới thăm ngôi chùa hoành tráng này vào bất kì thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, nếu muốn trải nghiệm không khí lễ hội náo nhiệt, đông vui, bạn có thể tới chùa vào mùa xuân.
Nếu muốn được thong thả ngắm cảnh chùa bạn nên tránh các ngày lễ hội. Ảnh: Linh Chi
Vào các thời điểm khác trong năm, chùa Tam Chúc – Hà Nam thường vắng vẻ hơn, song đây cũng là một ưu điểm để bạn có thể thong thả vãn cảnh chùa mà không lo tình cảnh đông đúc, chật chội.
Những công trình kiến trúc chính tại chùa Tam Chúc – Hà Nam
Là một ngôi chùa có quy mô hoành tráng, sở hữu cảnh quan trữ tình hiếm có, chùa Tam Chúc được thi công bởi bàn tay tài hoa, tinh xảo của những người thợ thủ công nổi tiếng trên thế giới.
Quy mô rộng lớn và khung cảnh hữu tình của chùa Tam Chúc. Ảnh: Linh Chi
Dù được thi công bởi nhiều tín giáo khác nhau như Ấn Độ giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, Phật giáo, song dựa trên nền kiến trúc tâm linh cổ xưa, ngôi chùa vẫn mang đậm dấu ấn Việt Nam, giữ được hồn cốt thiêng liêng của những ngôi chùa Việt cổ.
Khung cảnh hoàng hôn chùa Tam Chúc. Ảnh: Linh Chi
Trong chùa Tam Chúc – Hà Nam có 12.000 bức tranh khắc trên đá núi lửa, miêu tả sinh động cuộc đời của Đức Phật, do những nghệ nhân người Indonesia chế tác. Bởi vậy, ngoài yếu tố tâm linh, ngôi chùa còn mang vẻ đẹp của một tác phẩm nghệ thuật cầu kỳ, tinh xảo.
Nhà khách Thuỷ Đình
Điểm đầu tiên bạn sẽ đặt chân tới khi du lịch chùa Tam Chúc – Hà Nam là nhà khách Thuỷ Đình. Tại đây, bạn sẽ mua vé vào chùa và được phổ biến các thông tin giới thiệu về chùa. Bạn có thể lựa chọn hai phương tiện vào chùa là thuyền hoặc xe điện.
Những chiếc thuyền đưa du khách tới chùa Tam Chúc. Ảnh: Linh Chi
Nhà khách cũng được thiết kế rất trang nghiêm, treo những bức tranh mô phỏng toàn cảnh chùa Tam Chúc. Trong thời gian chờ đợi xe điện/thuyền tới đón, bạn có thể tranh thủ chụp nhiều tấm ảnh sống ảo siêu đẹp tại đây.
Cổng Tam Quan
Được xem như một biểu tượng hoành tráng của chùa Tam Chúc – Hà Nam, cổng Tam quan được thiết kế gồm 3 vòm cổng: 1 cổng chính và 2 cổng phụ. Phía trước cổng Tam quan là bến thuyền và điểm đón trả khách của xe điện.
Các công trình kiến trúc hoành tráng trong chùa Tam Chúc. Ảnh: Linh Chi
Hai bên cổng Tam quan là hai con đường lớn dẫn bạn lên các chính điện của chùa. Thiết kế này khá giống với chùa Bái Đính – Ninh Bình.
Vườn Cột Kinh
Cách không xa cổng Tam quan là vườn Cột Kinh với 32 cột kinh khổng lồ được sắp xếp rất ngay ngắn, nghiêm trang; được xây dựng dựa trên ý tưởng từ Bảo vật quốc gia Cột Kinh của chùa Nhất Trụ ở cố đô Hoa Lư.
Những chi tiết hoa văn tinh xảo được chạm khắc thủ công. Ảnh: Linh Chi
Mỗi Cột Kinh nặng tới 200 tấn, làm từ những phiến đá xanh Thanh Hoá. Các cột đá được thiết kế mô phỏng hình bông hoa sen với chân cột là đài sen, đỉnh cột là nụ sen. Trên thân cột hình lục gác được điêu khắc thủ công các lời răn của Phật.
Tam điện
Chùa Tam Chúc – Hà Nam có 3 chính điện gồm: điện Tam Thế, điện Pháp Chủ và điện Quan Âm, ba điện đều được xây dựng rất công phu, mang vẻ đẹp nguy nga, tráng lệ; mỗi điện thờ một vị Phật theo ý nghĩa khác nhau.
Mỗi công trình trong chùa đều được xây dựng rất công phu. Ảnh: Linh Chi
Bên trong điện là những pho tượng Phật khổng lồ đúc bằng đồng, vừa sinh động vừa uy nghiêm. Phía dưới mỗi bức tượng đều có chú thích viết bằng 3 thứ tiếng. Nếu không đi cùng hướng dẫn viên, bạn có thể tự check mã để tìm hiểu về ý nghĩa của từng bức tượng.
Đàn tế trời chùa Ngọc
Chùa Ngọc là điểm đến cuối cùng trong hành trình bái Phật chùa Tam Chúc. Đường lên tới chùa Ngọc cũng đầy thử thách khi bạn phải đi bộ và leo lên những bậc thang đá khá dài. Chùa Ngọc được chế tác hoàn toàn từ đá granit, không dùng bê tông.
Có rất nhiều góc sống ảo tuyệt đẹp ở chùa Tam Chúc. Ảnh: Linh Chi
Ngôi chùa chỉ có diện tích mặt sàn khoảng 13m2 nhưng lại nặng tới gần 2.000 tấn. Chùa Ngọc toạ lạc trên đỉnh núi cao nên khi tới đây, bạn sẽ không khỏi choáng ngợp bởi kiến trúc độc đáo và khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ khi nhìn từ trên cao.
Đình Tam Chúc
Là một thuỷ đình nhỏ nối liền với chùa Tam Chúc – Hà Nam bằng một cây cầu qua hồ Lục Nhạc, đình Tam Chúc là nơi thờ vị Hoàng hậu thời nhà Đinh Dương Thị Nguyệt; tương truyền, tên tuổi của bà gắn liền với chiến tích dẹp loạn 12 sứa quân của vua Đinh Bộ Lĩnh.
Chùa Tam Chúc – Hà Nam. Ảnh: Linh Chi
Đi trên cầu dẫn tới đình Tam Chúc, bạn sẽ được thả hồn vào khung cảnh yên bình, thơ mộng tựa tiên cảnh của hồ Lục Nhạc, ngắm nhìn những đàn cá tung tăng bơi lội dưới làn nước êm đềm.
Chùa Tam Chúc là điểm đến của du khách, Phật tử bốn phương. Ảnh: Linh Chi
Là niềm tự hào của du lịch Hà Nam, chùa Tam Chúc thu hút du khách gần xa tới tham quan, chiêm bái. Không chỉ là ngôi chùa thiêng liêng chứa đựng nhiều huyền tích kì ảo, chùa Tam Chúc còn là điểm du lịch đặc sắc với khung cảnh thiên nhiên trữ tình và kiến trúc tuyệt đẹp.
Ảnh: Linh Chi
Biên tập: Trang Đào
(Theo Báo Thể Thao Việt Nam)
Theo Báo Dulichvietnam.com.vn
Ảnh: Linh Chi