Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam, địa điểm ‘sống ảo’ vạn người mê cho giới trẻ ở Hà Nội

Chẳng cần phải đi đâu xa, làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam ở Hà Nội chính là một thiên đường “sống ảo” dành cho các bạn trẻ đam mê check-in, chụp ảnh.

Trẩy hội Lim Bắc Ninh dịp đầu xuân nghe hát quan họ, tham gia trò chơi dân gian vui ‘quên đường về’Thỏa sức du hí tại Santorini Vibes – ‘Châu  Âu thu nhỏ’ ở Hồ Tây Trải nghiệm không gian Yên Tử linh thiêng dịp đầu xuân

Giới thiệu về làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam

Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam nằm ở phía cuối đại lộ Thăng Long, thuộc khu du lịch Đồng Mô, Sơn Tây, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 40km.
Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam thuộc khu du lịch Đồng Mô, Sơn Tây, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 40km. Ảnh:dulichbavi

 

Với diện tích khoảng 1.544ha cùng địa hình bán sơn địa được bao quanh bởi đồi núi, thung lũng, và mặt hồ Đồng Mô, đây chính là nơi bảo tồn, gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng 54 dân tộc ở Việt Nam. Tới nơi đây, du khách có cơ hội được tham quan, tìm hiểu phong tục tập quán trong đời sống, sinh hoạt, văn hóa, tín ngưỡng của các dân tộc trên khắp mọi miền Tổ quốc.

 

Đây chính là nơi bảo tồn, gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng 54 dân tộc ở Việt Nam. Ảnh: vntrip

Tại làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam, 54 dân tộc Việt Nam được chia thành 4 cụm làng theo từng nhóm và hệ ngôn ngữ khác nhau:

Cụm làng I: Là không gian văn hóa của 28 dân tộc vùng Đông Bắc, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, hiện có các dân tộc Tày, Dao, Mông, Thái, Mường, Khơ Mú đang sinh sống hàng ngày. Đến đây, quý khách sẽ được lắng nghe làn điệu Then mượt mà, sâu lắng; hòa cùng điệu múa xòe của cô gái Thái hay tiếng khèn gọi bạn tình của chàng trai dân tộc Mông. Đặc biệt là không gian văn hóa Chợ Vùng cao đậm sắc núi rừng.
Không gian văn hóa Chợ Vùng cao. Ảnh: baodulich

Cụm làng II: Là không gian văn hóa của 18 dân tộc vùng Trường Sơn – Tây Nguyên, với những mái nhà rông cao vút, hay những ngôi nhà dài của chế độ mẫu hệ; cùng hòa chung vào nhịp cồng chiêng và điệu múa xoang rộn ràng của các dân tộc nơi đây. Hiện có các dân tộc Tà ôi, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê đang hoạt động hằng ngày.
Đồng bào dân tộc Tây Nguyên trong các điệu múa của núi rừng. Ảnh: vinaculto

Cụm làng III: Là không gian văn hóa của 4 dân tộc Chăm, Khmer, Chu Ru và Chơ Ro. Tại đây, tái hiện 2 công trình tâm linh đặc sắc là quần thể chùa Khmer và tháp Chăm.Cụm làng IV: Là không gian văn hóa của 4 dân tộc Kinh, Hoa, Ngái và Sán Dìu hiện đang trong quá trình hoàn thiện.
Quần thể chùa Khmer và tháp Chăm được tái hiện ở cụm làng III. Ảnh: luhanhvn

 

Đường đến làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam

Du khách có thể di chuyển bằng phương tiện cá nhân hoặc xe bus để tới làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam:

Phương tiện cá nhân (xe máy, ô tô): từ Hà Nội, du khách đi theo hướng đại lộ Thăng Long khoảng 36km sẽ thấy biển chỉ dẫn lối đi làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam. Ở vòng xuyến, các bạn đi theo lối ra thứ nhất là tới nơi.Xe bus đi làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam:

– Tuyến 75: Bến xe Yên Nghĩa – Bến xe Hương Sơn, giá vé 25.000 đồng/lượt
– Tuyến 71B: Bến xe Mỹ Đình – Bến xe Xuân Mai, giá vé 20.000 đồng/lượt
– Tuyến 71: Bến xe Mỹ Đình – Bến xe Sơn Tây, giá vé 20.000 đồng/lượt.
Du khách có nhiều lựa chọn để di chuyển đến làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: yanvn

 

Giá vé, giờ mở cửa tham quan tại làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam

Giá vé vào cổng:

Người lớn: 30k/lượtSinh viên: 10k/lượt (nhớ mang theo thẻ sinh viên)Học sinh: 5000/lượtTrẻ em dưới 6 tuổi: Miễn phí

Lưu ý: Nếu không đi xe máy thì các bạn bắt buộc phải đi xe điện để có thể đến được các địa điểm du lịch trong đó, vì từ chỗ mua vé vào đến nơi khá xa. Vé xe điện: 25k/người.

Giờ mở cửa: Làng văn hóa mở cửa các ngày trong tuần từ thứ ba đến chủ nhật, kể cả các ngày lễ, tết (thứ hai hàng tuần không đón khách tham quan). Sáng từ 8h00-11h00; chiều từ 13h-16h30.

 

Các địa điểm vui chơi, check-in “sống ảo” ở làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam

Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam được chia làm nhiều khu khác nhau bao gồm: khu làng dân tộc, khu trung tâm văn hóa và vui chơi, giải trí, khu di sản văn hóa thế giới, khu công viên, khu cây xanh… Được xây dựng với lối kiến trúc cổ kính, tái hiện nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng của đất nước và trên thế giới, chính vì vậy nơi đây có rất nhiều địa điểm check-in thu hút các bạn trẻ.
Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam tái hiện nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng của đất nước và trên thế giới. Ảnh: @myyho

 

Bên cạnh việc check-in “sống ảo”, tới nơi đây tham quan, du khách còn được tìm hiểu phong tục tập quán, lễ hội hay thưởng thức âm nhạc dân tộc, bên cạnh đó còn có cơ hội tham gia các trò chơi dân gian như ném còn, đi cà kheo, tó má lẹ, đi cầu khỉ…

 

Tới đây, du khách có cơ hội được tìm hiểu những nét đặc trưng trong phong tục tập quán của 54 các dân tộc anh em. Ảnh: lacaf

Khu làng dân tộc, tháp Chăm và chùa Khmer thuộc quần thể làng văn hóa dân tộc Khmer là địa điểm được nhiều bạn trẻ yêu thích nhất. Kiến trúc nơi đây đậm chất dân gian với khung cảnh khiến nhiều người liên tưởng như bạn đang lạc bước ở Thái Lan, Lào hay Campuchia.
Tháp Chăm và chùa Khmer thuộc quần thể làng văn hóa dân tộc Khmer là địa điểm được nhiều bạn trẻ yêu thích nhất. Ảnh: @myyho

Trên đường tới tháp Chăm và chùa Khmer, bạn có thể ghé thăm những ngôi nhà của người dân tộc như khu nhà sàn hay nhà rông để tìm hiểu những đặc trưng văn hóa cũng như lưu lại cho mình những bức ảnh thật “chill” tại đây.

 

Những bức ảnh thật “chill” tại nhà sàn của đồng bào người Thái… Ảnh: baomoi

 

…hay nhà rông của đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Ảnh: yanvn

Với khung cảnh thiên nhiên thơ mộng cùng nhiều công trình văn hóa và cảnh quan đặc biệt đậm chất dân tộc, bạn có thể rủ ngay “hội chị em bạn dì” cùng tới đây picnic, ngồi ngắm mặt hồ tĩnh lặng, hưởng gió mát từ những ngọn đồi, tận hưởng một không gian yên bình, một bầu không khí trong lành mà Hà Nội không thể nào có được.
Trải nghiệm picnic tại tại làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam với “hội chị em bạn dì”. Ảnh: vngo

 

Những ngày cuối tuần buồn chán hoặc những kì nghỉ ngắn ngày không cho phép bạn đi quá xa Thủ đô, hãy đến với Sơn Tây để thăm làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam, bạn sẽ có ngay một bộ ảnh “sống ảo” chất lừ để khoe lên mạng xã hội.

 

Hằng Lê

Theo Báo Thể Thao Việt Nam

Nguồn: báo du lịch việt nam online

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *