Cố đô Huế bao lần làm con người ta mê đắm không chỉ bởi không gian cổ kính, thanh bình mà còn là những giá trị văn hóa, nghệ thuật độc đáo. Xứ Huế là kinh đô xưa của đất Việt, bởi vậy những nét văn hóa đậm chất dân tộc còn được lưu truyền ở nơi đây. Có một làng nghề mang tên Thủy Xuân còn lưu giữ cả hồn Việt. Nơi đây là làng hương, nghe tên thôi cũng đủ thấy ấm lòng.
Váy vóc điệu đà, check in hết 7 điểm đến nổi tiếng trên cung đèo Tà Nung Đà LạtHòn Tre Nha Trang – Điểm đến lý tưởng dành cho tín đồ mê xê dịchCắm trại kết hợp sống ảo ‘quên cả đường về’ ở bãi đá đen Sơn Trà
Làng hương Thủy Xuân ở đâu?
Nằm cách trung tâm thành phố Thừa Thiên – Huế khoảng 7 km theo hướng Tây Nam, ngôi làng xinh đẹp này nằm ẩn mình dưới chân đồi Vọng Cảnh, và âm thầm chảy trôi cùng dòng sông Hương thơ mộng hữu tình. Hầu hết người dân sống ở đây đều làm nghề se hương nên sáng sáng lại thấy các bông hoa hương xanh đỏ khoe sắc tỏa mùi khắp khoảng không gian rộng lớn.
Ngôi làng xinh đẹp này nằm ẩn mình dưới chân đồi Vọng Cảnh. Ảnh: thanhnien
GỢI Ý TOUR DU LỊCH HUẾ KHUYẾN MÃI
>> HCM – Đà Nẵng – Bà Nà – Hội An – Huế – Quảng Bình 4N3Đ Bay Vietjet từ 4.290.000Đ
>> HCM – Đà Nẵng – Hội An – Huế – Động Thiên Đường 4N3Đ Bay Vietnam từ 3.990.000Đ
Vẻ đẹp của làng hương Xuân Thủy
Trước đây, hương chỉ có hai màu cơ bản là nâu và đỏ nhưng để bắt mắt hơn, những người thợ đã tìm tòi, nghiên cứu để phối thành nhiều tông sắc khác nhau, từng bó hương xòe thành từng chùm, dựa vào nhau rồi tỏa hương thơm như một cánh đồng hoa khổng lồ, khiến ai nấy ngang qua cũng đều phải “vỡ òa” ngạc nhiên mà dừng chân nán lại.
Ta cứ như bị thôi miên trước vẻ đẹp dung dị, mộc mạc ấy, bất giác không thể kìm lòng, đưa máy lên nhấn nút liên tục, chỉ mong sao chớp được càng nhiều ảnh đẹp càng tốt.
Từng bó hương xòe thành từng chùm, dựa vào nhau rồi tỏa hương thơm. Ảnh: luxstay
Đến đây vào bất cứ mùa nào, bạn cũng sẽ bắt gặp hình ảnh quen thuộc của những người nghệ nhân và cảm nhận được hương thơm thanh khiết làm nên tên tuổi một làng nghề. Còn gì thú vị hơn khi được tận mắt chứng kiến các công đoạn làm ra sản phẩm, từ lúc nó chỉ mới là các nguyên liệu thô bao gồm: ngũ vị thuốc Bắc, thảo quả, nụ tùng, đinh hương, hoa hồi, quế, trộn đều với nước cho đến lúc se hương, chuốt tre làm ruột.
Mặc dù hương Thủy Xuân Huế được làm bằng nhiều công thức khác nhau nhưng tinh dầu trầm đóng vai trò cực kỳ quan trọng, làm nên hương thơm trứ danh cho sản phẩm tại đây.
Được tận mắt chứng kiến các công đoạn làm ra sản phẩm. Ảnh: gody
Ở làng Thủy Xuân, người người làm hương, nhà nhà làm hương, nghề truyền thống của ông cha để lại dường như đã “ăn sâu vào máu thịt” nên họ làm hương bằng niềm say mê trân quý. Nhìn những bàn tay thoăn thoắt không một phút nghỉ ngơi mới thấu hết được niềm tâm huyết, từng sản phẩm nhỏ bé sinh ra như bồi đắp thêm tình yêu với cái nghề này.
Ở làng Thủy Xuân, người người làm hương, nhà nhà làm hương. Ảnh: dulichhue
Đáng mừng thay, hương Thủy Xuân ngày hôm nay đã len lỏi đến khắp các vùng miền, mang nét riêng chẳng sợ bị “đụng hàng” với bất kỳ sản phẩm cùng loại nào.
Hương Thủy Xuân đã nổi tiếng ở khắp nơi. Ảnh: lendang
Bước vào không gian rực rỡ sắc màu ấy, bạn vừa bị vẻ đẹp mộc mạc “hút hồn”, lại xao xuyến trước sự thân thiện và mến khách của người dân. Họ chân chất thật thà nhưng lại mang sức hấp dẫn kỳ lạ, sẵn sàng trở thành người hướng dẫn nếu bạn muốn thử sức với công việc này.
Người dân nơi đây sẵn sàng hướng dẫn cách làm hương nếu bạn muốn thử. Ảnh: travel
Sáng sáng khi những vạt nắng vàng ngọt trong chưa kịp đổi màu, người ta đã sắp hương ra giữa trời đem phơi, làm rực rỡ cả con đường Huyền Trân Công Chúa. Hương được xếp thành từng bó rồi lại ngăn nắp theo từng dãy, từng hàng trước thềm những ngôi nhà nhỏ hai bên đường, tạo hiệu ứng màu sắc rực rỡ, độc đáo.
Chỉ cần “diễn sâu” một tí là đã có ngay một tấm ảnh chẳng thua gì bìa tạp chí. Ảnh: labantour
Dưới sự hướng dẫn, bạn sẽ biết cách làm ra cây hương đẹp và cháy tốt. Bột khi trộn dẻo được se quanh lõi hương, mỏng tròn vừa đủ đạt mới có thể đem đi phơi nắng. Vậy mới hiểu thấu nỗi vất vả của người nghệ nhân, biết trân trọng, nâng niu giá trị cổ truyền quý giá.
Cần sự tỉ mỉ để làm ra được những cây hương đạt chất lượng. Ảnh: thanhnien
Làm ra “sợi nối tâm linh” nên người làng Thủy Xuân đã quá am hiểu đời sống tâm linh của người dân xứ Huế. Văn hóa Phật giáo như mạch nguồn đã hòa quyện và thấm sâu vào tín ngưỡng dân gian truyền thống nơi đây, hình thành nên một nét đẹp văn hóa tâm linh.
Làng Thủy Xuân được xem là sợi nối tâm linh. Ảnh: thuathienhue
Vào ngày rằm hay lễ Tết, khắp không gian bỗng tràn ngập hương trầm thơm nức. Thứ mùi khiến ta dễ dàng hồi tưởng, nhớ nhung miền quá khứ xa xôi nào đó. Thứ đồ không thể thiếu ấy hiện diện ở tất cả mọi nơi, đốt lên tưởng nhớ người thân đã khuất, hay đơn giản chỉ vì muốn có cảm giác ấm áp, bình an.
Vẻ đẹp cuốn hút không phải nơi nào cũng có được. Ảnh: dulich9
Những năm gần đây du lịch trên đà phát triển, Huế mộng mơ nườm nượp đón nhiều đoàn khách từ trong nước đến quốc tế. Họ thăm quan Huế, thăm quan đồi Vọng Cảnh, lăng Tự Đức đều không quên ghé làng hương Thủy Xuân Huế bởi vẻ đẹp cuốn hút mà không phải nơi nào cũng có được.
Xem thêm: ‘Huế – Triều đại vàng son’ qua lăng kính của nhiếp ảnh gia
Hồng Ánh
Theo Báo Thể Thao Việt Nam
Nguồn Báo Dulichvietnam online
Ảnh: Luxstay