Được mệnh danh là “hoàng cung trong lòng đất”, động Thiên Đường thuộc huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bỉnh là một trong những kỳ quan tráng lệ và huyền ảo bậc nhất thế giới.
Động Thiên đường nằm ở km 16 (cách rìa nhánh tây đường Hồ Chí Minh gần 4 km), nằm trong lòng một quần thể núi đá vôi ở độ cao 191m, bao quanh là cánh rừng nguyên sinh hoang sơ thuộc Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, một địa danh quen thuộc trong các hành trình tour Quảng Bình.
Động Thiên Đường
Động Thiên Đường có chiều dài hơn 31,4 km, chiều rộng dao động từ 30 đến 100m, nơi rộng nhất lên đến 150m; chiều cao từ đáy động lên đến trần động khoảng 60-80m, được Hiệp hội hang động Hoàng gia Anh đánh giá là hang động khô dài nhất Châu Á, một trong những hang động kỳ vĩ nhất mà đoàn từng khảo sát nhiều hang động trên thế giới. Động Thiên đường có cấu trúc kỳ vĩ, tráng lệ và huyền ảo khiến những người khám phá hang động liên tưởng về một thiên cung nơi trần thế (vì vậy mà động được đặt tên là Thiên đường) là điểm đến không thể bỏ qua trong mọi chuyến du lịch Quảng Bình của du khách kể cả trong và khách nước ngoài.
Cổng chào phía ngoài
Du khách lên xe điện trung chuyển vào chân núi
Từ chân núi, du khách đi bộ 570m hoặc vượt qua 524 bậc thang để lên đến của động. Nhiệt độ trong động chừng 18 độ C, nên ngay khi đến cửa, du khách không còn thấy mệt mỏi và muốn tiếp tục khám phá ngay bởi một luồng khí mát từ trong tỏa ra.
Đường lên động
Không chỉ dừng lại ở cảm xúc ngạc nhiên, bất ngờ mà du khách còn hết sức sửng sốt, lặng người trước vẻ đẹp quyến rũ có một không hai của hang động này. Cửa động nhỏ chỉ vừa đủ một người xuống, nằm dưới lèn đá cao hơn trăm mét trông rất ngoạn mục.
Cửa vào Động Thiên Đường
Một cái dốc dẫn xuống nền động dài 15m, dốc được tạo rất cầu kỳ với vô vàn hạt thạch nhũ to tròn, hai bên dốc có nhiều dấu tích sập đổ, ngổn ngang những cột thạch nhũ như thể vừa trải qua một đợt kiến tạo. Để đảm bảo hiện trạng của nền hang, ban quản lý đã làm một cây cầu gỗ rộng 3,5m và dài hơn 1 km để phục vụ du khách tham quan. Con đường này hiện đang giữ một kỷ lục quốc gia là “Con đường gỗ dài nhất”.
Lối xuống hang theo cầu thang gổ sâu 70 mét
Vẻ đẹp huyền ảo tráng lệ của hang động được hé lộ khi có ánh sáng đèn chiếu rọi vào muôn vàn thạch nhũ kỳ ảo. Cửa vào nhỏ hẹp nhưng bên trong hang có bề rộng hơn 200m, trần động vút cao, rộng thênh thang, du khách có thể tha hồ ngắm nhìn cảnh sắc nơi đây.
Vẻ đẹp huyền ảo tráng lệ của hang động khi có ánh sáng đèn chiếu rọi vào
Bước vào trong động, mọi người sẽ được thỏa chí tưởng tượng trước vô vàn thạch nhũ có nhiều hình thù khác nhau mà những người “khai phá” đã dùng những ngôn ngữ mỹ miều để đặt tên. Nào Cung Thạch Hoa Viên với khối thạch nhũ như tượng đức mẹ đồng trinh tay bế hài đồng; nào Cung Giao Trì là nơi Ngọc Hoàng bàn việc nước với các cận thần, xung quanh là tượng kỳ lân, chim phượng hoàng..
Hệ thống thạch nhũ nhiều hình thù
Đặc biệt trong động có những hình ảnh giống biểu tượng văn hóa các vùng miền, ở sâu trong động có nhiều thớ đá thoải ra thành bậc thang rất uyển chuyển, dài hun hút và phân bậc như ruộng bậc thang, giữa động có những ô như biểu trưng của văn minh lúa nước, nhiều cột thạch nhũ hình tháp Champa điểm rất đẹp.
Khối thạch nhủ được hình thành từ hàng trăm triệu năm
Độc đáo là Cung Quảng Hàn, nơi khối thạch nhũ rũ xuống trông như bức rèm the của tiên nữ hay Cung Quần Tiên hội tụ với cả quần thể tượng Phật A Di Đà,… ấn tượng nhất là Tháp Liên Hoa với hình thù đặc sắc mà dưới mắt mỗi người, ở mỗi góc nhìn đều mang những hình thù khác nhau, đây là khối thạch nhũ có hình thù vô cùng hiếm thấy lạ mắt. Thật ra đó là khối thạch nhũ được hình thành từ những giọt nước bắn tung tóe không theo quy luật nào đã tạo nên vẻ đẹp huyền bí cho động Thiên Đường.
Tháp Liên Hoa được hình thành từ những giọt nước bắn tung tóe không theo quy luật nào
Càng đi càng thấy tạo hóa sau mấy trăm triệu năm đã miệt mài chạm khắc để đến ngày nay cho ra những hình thù kỳ ảo như vậy. Ngoài ra, các hình nhũ đá gợi liên tưởng hình ảnh nhà rông đoàn kết của đồng bào Tây Nguyên.
Hình ảnh nhà rông của đồng bào Tây Nguyên do thạch nhũ tạo thành
So với động Phong Nha thì thạch nhũ ở động Thiên Ðường có nhiều hình thù hơn. Thỉnh thoảng lại bắt gặp một triền nhũ đá dốc như mới hình thành, còn ẩm ướt hơi nước, bước lên nghe rào rạo tiếng vỡ dưới chân. Có đám khi rọi đèn vào sẽ ánh lên như kim tuyến, nhấp nháy như muôn vàn ánh sao đêm.
Nhiệt độ trong hang luôn ở 20-21 độ C
Phần lớn nền động là đất dẻo, rộng và khá bằng phẳng nên nhiều người nói rằng: Nếu như biến động này thành một hội trường để… họp sẽ rất tuyệt vời, và không cần đến máy lạnh. Vì nhiệt độ trong hang luôn ở 20-21 độ C. Chỉ ngồi trước cửa động thôi cũng cảm nhận được từng luồng hơi mát từ dưới động thổngược lên, phả vào da thịt trong cái nắng 36-37 độ C ngoài trời.
Bên trong Động Thiên Đường trần động vút cao, rộng thênh thang
Sau khi đi hết 1km cầu thang gỗ, du khách có thể đi bộ thêm 6km nữa để tiếp tục khám phá những nhũ đá, măng đá muôn hình vạn trạng trong động Thiên Đường. Và điểm đến cuối cùng là “giếng trời” với cột ánh sáng mặt trời chiếu rọi vào trong động. Tuy nhiên, hành trình 6km kế tiếp này chỉ phù hợp với những du khách ưa mạo hiểm, có kinh nghiệm khám phá hang động và có sức khỏe tốt.
“Giếng trời” tuyệt đẹp – Điểm đến cuối cùng trong hành trình khám phá Động Thiên Đường 7 km
Lưu ý: Bạn nên mang giày thể thao hoặc các loại giày dép mềm phù hợp cho việc đi bộ, leo núi.
– Văn phòng Du lịch khám phá Huế cung cấp Dịch vụ xe du lịch từ 4 – 45 chỗ thăm quan Động Thiên Đường xuất phát từ Huế.
Xe 4 chỗ: 2.000k
Xe 7 chỗ: 2.250k
Xe 16 chỗ: 2.600k
Xe 29 chỗ: 3.400k
Xe 35 chỗ: 3.900k
Hotline đặt xe: 0915760055
Zalo: 0599991113 ( dulichkhamphahue)
Trân trọng!