Chiêm ngưỡng loạt kiến trúc cổng độc đáo của các công trình nổi tiếng ở Việt Nam

Không chỉ mang giá trị to lớn về mặt lịch sử và văn hóa của dân tộc,  những công trình kiến trúc cổng này còn là điểm đến hấp dẫn đối với biết bao du khách trong và ngoài nước.

Ngỡ ngàng trước vẻ đẹp ‘tựa Hàn Quốc’ của mùa cao su thay lá Đông Nam Bộ Top 6 phim trường ở Việt Nam trở thành điểm check in đẹp ‘hút hồn’‘Chất’ như vua Bảo Đại, toàn xây dinh thự ở những thành phố du lịch nổi tiếng, view đẹp mê hồn

Đoan Môn – Hoàng thành Thăng Long

Công trình cổng độc đáo ở Việt Namđầu tiên có thể kể đến là Đoan môn, một trong những kiến trúc tiêu biểu nhất của quần thể di tích Hoàng thành Thăng Long. Đây cũng là một trong những điểm đến hấp dẫn với các du khách gần xa khi có dịp du lịch Hà Nội.
Cồng trình cổng độc đáo ở Việt Nam đầu tiên có thể kể đến là Đoan Môn. Ảnh: halotravel

Đoan Môn là một trong những cánh cổng chính được xây dựng từ thời Nhà Lê nhằm mục đích dẫn vào Cấm Thành. Sau này đến thời nhà Nguyễn thì mới được tu bổ lại. Công trình cổng này sở hữu lối kiến trúc mang phong cách vọng lâu, với ba cửa vòm.
Đoan Môn là một trong những cánh cổng chính được xây dựng từ thời Nhà Lê nhằm mục đích dẫn vào Cấm Thành. Ảnh: ximgo

Trong đó cửa ở giữa lớn nhất là dành riêng cho nhà vua, phía trên có gắn tấm biển khắc chữ “Đoan Môn”, còn hai cửa hai bên thì nhỏ hơn dành cho quan lại. Vật liệu xây dựng cánh cổng này khá thô sơ, chủ yếu chỉ gồm có đá và gạch vồ. Thế nên khi đến đây, bạn sẽ cảm nhận được một bầu không khí cổ kính, trầm mặc hoàn toàn trái ngược với nhịp sống sô bồ, ồn ã nơi phố thị.
Đền Hùng (Phú Thọ)

“Dù ai đi ngược vè xuôi, nhớ ngày giỗ tổ mùng 10/3”. Đây có lẽ là điều mà bất cứ người con đất Việt nào cũng biết. Mỗi năm cứ đến ngày ấy, người dân địa phương và du khách bốn phương lại tìm đến Khu di tích Đền Hùng để tham gia các hoạt động truyền thống được tổ chức để bày tỏ lòng thành với các vị vua Hùng xưa. Đây cũng là nét văn hóa tâm linh độc đáo của người Việt từ bao đời nay.
Cổng đền Hùng là cánh cổng độc đáo thứ hai ở Việt Nam. Ảnh: vov

Đền Hùng được xây dựng vào thế kỷ 15, nhưng điều đặc biệt là phải đến năm 1917 thời vua Khải Định thì cánh cổng đền ở khu di tích này mới được xây dựng, và trở thành một trong những công trình cổng độc đáo nhất ở Việt Nam. Cánh cổng này được xây theo dạng vòm cuốn, có chiều cao 8,5 m.
Đền được xây dựng từ thế kỷ 15 nhưng đến năm 1917 thì cánh cổng đền này mới được xây dựng. Ảnh: vov

Phía trên là hai tầng, tám mái được lợp giả ngói ống, còn bốn góc thì được trang trí rồng và đắp nổi hai con Nghê. Xung quanh cổng được đắp nổi hình ảnh hai võ sĩ, trước ngực có hổ phù, một người thì cầm giáo còn người kia thì cầm rìu trông rất uy nghi.
Thành nhà Hồ (Thanh Hóa)

Nhắc đến du lịch Thanh Hóa, người ta lại nghĩ ngay đến một miền đất địa linh nhân kiệt với biết bao di tích lịch sử từ thời xa xưa. Và một trong số đó phải kể đến di tích Thành nhà Hồ, một trong những công trình bằng đá quy mô bậc nhất ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.
Thành nhà Hồ, một trong những công trình bằng đá quy mô bậc nhất ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Ảnh: @sergiolopezperez

Thành nhà Hồ được xem là kinh đô của Việt Nam vào thời nhà Hồ do Hồ Qúy Ly xây vào năm 1397. Khi đó, nó được đánh giá là nguy nga và hoành tráng không hề kém cạnh kinh thành Thăng Long. Nhưng sau nhiều biến cố lịch sử, các cung điện, dinh gần như bị phá hủy hết chỉ còn sốt lại bốn cổng thành ở bốn phía.
Cánh cổng chính ở phía nam của khu di tích này đã được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới bởi tổ chức UNESCO. Ảnh: @bach.2810

Đặc biệt nhất là cánh cổng chính ở phía nam của khu di tích này đã được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới bởi tổ chức UNESCO vào năm 2011. Công trình cổng độc đáo ở Việt Nam ấy được xây dựng từ những phiến đá dài, xếp chồng lên nhau bền chặt mà không cần chất kết dính nào.

>> Xem thêm: Top 6 phim trường ở Việt Nam trở thành điểm check in đẹp ‘hút hồn’

Ngọ Môn Huế

Nói đến những công trình cổng độc đáo ở Việt Nam mà bỏ qua Ngọ Môn Huế thì quả thật là thiếu sót lớn. Đây là cảnh cổng nằm ở phía Nam và cũng là cánh cổng lớn nhất của khu di tích Hoàng thành Huế, vì thế nên nó luôn là địa điểm được các du khách tìm đến tham quan khi có dịp du lịch Huế.
Nói đến những công trình cổng độc đáo ở Việt Nam mà bỏ qua Ngọ Môn Huế thì quả thật là thiếu sót lớn. Ảnh: kenh14

Ngọ Môn Huế bao gồm hai phần chính là đài cổng và lầu Ngũ Phụng. Đài cổng được xây dựng theo hình chữ U vuông góc bằng gạch đá và các thanh dầm đồng thau để chịu lực. Đài có chiều cao gần 5m, với 5 lối đi, trong đó lối ở giữa được gọi là Ngọ Môn và cũng là lối đi dành riêng cho vua.
Đây là cảnh cổng nằm ở phía Nam và cũng là cánh cổng lớn nhất của khu di tích Hoàng thành Huế. Ảnh: kenh14

Hai lối bên cạnh là dành cho các quan, còn hai lối ngoài cùng là dành cho binh lính và voi ngựa. Lầu Ngũ phụng thì có hai tầng, được đặt phía trên đài cổng. Lầu được lợp ngói lưu lý màu vàng và xanh, lại trang trí bằng nhiều hình chim phụng rất tinh xảo và thanh thoát.
Ngọ Môn Huế bao gồm hai phần chính là đài cổng và lầu Ngũ Phụng. Ảnh: travelmag

 

Lăng Tả quân Lê Văn Duyệt (TP HCM)

Giữa một Sài Gòn hiện đại và náo nhiệt mà vẫn sở hữu nhiều di tích xa xưa có giá trị văn hóa và lịch sử lớn của người Việt, trong đó nổi bật lên là Lăng ông bà Chiểu. Thực ra, đây là quần thể khu đền và ngôi mộ của Tả Quân Lê Văn Duyệt và vợ là bà Đỗ Thị Phận, nhưng vì nó nằm ở khu vực chợ Bà Chiểu ở Bình Thành nên người dân quen với cái tên như vậy.
Công trình cổng độc đáo ở Việt Nam tiếp theo nằm trong khu lăng Lăng ông bà Chiểu. Ảnh: vnexpress

Khu lăng mộ này được xây dựng từ năm 1948, bao bọc bởi bức tường cao 1,2m và dài 500 với bốn cánh cổn hướng ra bốn con đường khác nhau, trong số đó cánh cổng chính hay còn gọi là cổng tam quan được xem là kiến trúc nổi bật nhất ở đây.
Cánh cổng chính hay còn gọi là cổng tam quan được xem là kiến trúc nổi bật nhất ở đây. Ảnh: pinterest

Có thể nói, công trình cổng độc đáo ở Việt Nam này mang đậm phong cách kiến trúc miếu thờ của thời nhà Nguyễn với màu sắc chủ đạo là đỏ và vàng, bên trên còn được đề thêm 3 chữ “Thượng Công Miếu”.
Đây cũng là địa điểm được nhiều bạn trẻ Sài Thành tìm đến để tham quan và chụp ảnh mỗi dịp tết. Ảnh: loveaodai

 

Cổng chùa Vĩnh Tràng (Tiền Giang)

Nổi tiếng là vùng đất của những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp mang đậm chất vùng sông nước miền Tây, Tiền Giang còn sở hữu nhiều công trình phật giáo nổi tiếng, nhưng đặc biệt nhất thì phải kể đến chùa Vĩnh Tràng, một di tích quốc gia độc đáo có sự giao thoa giữa văn hóa phương Đông và phương Tây kết hợp.
Công trình chùa đặc biệt nhất thì phải kể đến chùa Vĩnh Tràng, một di tích quốc gia độc đáo. Ảnh: thamhiemmekong

Chùa được xây dựng vào thế kỷ 19 thời vua Minh Mạng và sau nhiều lần tu bổ thì có quy mô hoành tráng cùng lối trang trí vô cùng tinh xảo, gây ấn tượng mạnh với du khách gần xa. Trong đó, đáng chú ý nhất là cánh cổng chùa được các nghệ nhân từ xứ Huế vào thực hiện năm 1933.
Đáng chú ý nhất là cánh cổng chùa được các nghệ nhân từ xứ Huế vào thực hiện năm 1933. Ảnh: tin247

Cổng có hai lầu, được trang trí bằng cách ghép từ các mảnh sành, sứ vỡ với đủ hình dáng của long, lân, quy, phượng, ngư, tiều, canh, mục,… hết sức tinh xảo và đặc sắc. Tất cả kết hợp với nhau hài hòa đến lạ, tạo nên một sức hấp dẫn đặc biệt mà không ngôi chùa nào ở miền Tây có thể sánh được.
Cổng Tam quan (Rạch Giá)

Cánh cổng cuối cùng trong danh sách các công trình cổng độc đáo ở Việt Nam chính là cổng Tam Quan ở thành phố Rạch Giá. Đây được xem là một trong những biểu tượng mang ý nghĩa to lớn đối với không chỉ người dân thành phố mà còn ở cả tỉnh Kiên Giang.
Cánh cổng cuối cùng trong danh sách các công trình cổng độc đáo ở Việt Nam chính là cổng Tam Quan ở thành phố Rạch Giá. Ảnh: Dũng Trương

Bởi nếu du lịch Kiên Giang và ghé qua thành phố Rạch Giá, thì đều phải đi qua chiếc cổng nằm trên đường Nguyễn Trung Trực. Cổng này được xây dựng vào năm 1955 trong thời kỳ Pháp thuộc với mục đích ban đầu là tạo điểm nhấn và là cánh cổng thành để các nơi khác đi vào thành phố.

Không giống như những cánh cổng tam quan khác, cổng ở đây được thiết kế với ba ô mang hình vòng cung trông khá mềm mại. Thêm vào đó tên mỗi phần vòm cổng đều có hai tầng mái được trang trí những hình tượng mang nhiều ý nghĩa riêng biệt.

Có thể nói tất cả những công trình cổng độc đáo ở Việt Nam này đều là những công trình mang ý nghĩa lịch sử và văn hóa to lớn. Vậy nên nếu có dịp ghé thăm những miền đất này bạn đừng quên dành chút thời gian để khám phá và chiêm ngưỡng nhé!

Minh Nguyên

(Theo Báo Thể Thao Việt Nam)

Theo Báo Dulichvietnam.com.vn

Ảnh: loveaodai

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *