Chỉ với vài tấm ảnh check in cùng cây bàn cô đơn Hà Nội mà cô bạn Lê Linh đã thu về cả chục ngàn like trên Facebook vì quá xinh, quá trong trẻo.
Cưỡi lạc đà, trượt cát và loạt trải nghiệm thú vị ở đồi cát Mũi NéCó một Pù Luông không chỉ để sống ảoĐi chùa Tam Chúc thì có gì? Xin thưa là có một bộ ảnh đẹp như mơ!
Cây bàng cô đơn – điểm check in ở ngoại ô Hà Nội
Nếu bạn đã khám phá hết cảnh đẹp và những điểm đến nổi tiếng của thủ đô Hà Nội rồi thì hãy dành thời gian về vùng ngoại ô xa xôi. Những cánh đồng, những làng quê và miền đất mới lạ mở ra một không gian đẹp, biết đâu sẽ mang lại nhiều trải nghiệm thú vị cho bạn.
Ai nói ở ngoại thành thì không có cảnh đẹp? Ai nói ở miền quê thì thiếu điểm check in sống ảo? Bằng chứng là ở vùng ngoại thành huyện Thạch Thất có một điểm chụp ảnh cực đẹp mà không phải người nào cũng biết. Đó là cây bàn cô đơn hay còn gọi là cây bàng mồ côi, nằm giữa mênh mông đồng lúa.
Ngoại thành Hà Nội có một cây bàng cô đơn rất đẹp. Ảnh:Lê Linh
Nếu bạn đã từng xem qua MV Hết thương cạn nhớ của ca sĩ Đức Phúc, bạn sẽ nhận ra ngay cây bàng này. Theo đó, cây bàng cô đơn Hà Nội này tọa lạc ở xã Liên Hiệp, giữa ranh giới hai huyện Thạch Thất và Phúc Thọ. Từ trung tâm tành phố đến đây khoảng 30 km. Bạn chỉ mất 1 giờ di chuyển là đến nơi.
Từ trung tâm thủ đô, bạn hãy đi dọc theo hướng Đại lộ Thăng Long, đến đường ĐT421B , bạn rẽ vào và tiếp tục đi thẳng qua hướng Chùa Thầy. Sau đó tiếp tục rẽ vào đường ĐT420 là đến cây bàng mổ côi tuyệt đẹp này. Một bức tranh làng quê bình yên, thơ mộng hiện hữu, đẹp đến xiêu lòng mà chẳng mỹ từ nào tả xiết.
Cô bạn Lê Linh (huyện Thạch Thất) đã có những bức ảnh check in xinh xắn cùng cây bàng cô đơn. Ảnh:Lê Linh
Ngoài ra, du khách cũng có thể tiếp cận cây bàng mồ côi này bằng cách đi quốc lộ 32. Khi khu vực cổng chào huyện Phúc Thọ, bạn rẽ trái và chạy thêm khoảng 5km là đến. Nếu lần đầu du lịch Hà Nội và không biết đường, bạn có thể tìm định vị “cây xăng Dị Nậu” trên Google Maps và hỏi thăm người dân bản địa.
Vẻ đẹp của cây bàng cô đơn
Sở dĩ cây bàng cô đơn Hà Nội được gọi là “cô đơn” hay “mồ côi” là bởi vì cây bàng to lớn nhưng lại nằm một mình giữa chốn đồng không mông quạnh. Xung quanh là ruộng lúa bao la bát ngát, là cánh đồng trải dài tít tắp, không có một cây cối nào khác.
Vị trí cây bàng cô đơn cách trung tâm thủ độ 30km. Ảnh:Lê Linh
Vì đứng một mình nên cây bàng phảng phất nét buồn của sự cô đơn. Từ đó biệt danh “cây bàng cô đơn” được hình thành. Tuy nhiên đó là trước đây khi chưa nhiều người biết đến. Còn giờ đây, cây bàng này là điểm sống ảo ở Hà Nội được nhiều du khách check in. Có lẽ cây bàng cũng sẽ vơi đi phần nào sự đơn độc khi có nhiều người ghé đến.
Không ai biết người nào đã trồng cây bàng, cũng chẳng ai hay nó đã đứng đây tự bao giờ. Chỉ biết rằng rất nhiều năm qua, cây bàng hiên ngang giữa mênh mông đất trời, một mình vươn lên bất kể mùa đông lạnh giá hay mùa hè đầy nắng.
Không gian đồng quê bình yên, thơ mộng làm sao. Ảnh:Lê Linh
Giờ đây, có lẽ tuổi thọ của cây bàng cô đơn Hà Nội đã lên đến hàng trăm năm. Và người ta có thể gọi nói như một cây cổ thụ. Ấy vậy mà cây bàng vẫn tươi tốt, mạnh mẽ và vững vàng quanh năm. Những buổi trưa hè đầy nắng, người dân trong vùng vẫn thường ngồi dưới gốc cây nghỉ trưa sau giờ làm đồng.
Mỗi mùa trong năm, cây bàng này mang một vẻ đẹp riêng. Như trong ảnh chụp của cô nàng Lê Linh (sinh năm 1998, ngụ tại Thạch Thất, Hà Nội) thì có vẻ như cây bàng vào mùa lá rụng. Cành cây trơ trọi, khoe ra những tán cây với vẻ đẹp độc đáo, trông như một cây bonsai được uốn nắn tỉ mẩn.
Cây bàng này từng xuất hiện trong MV Hết thương cạn nhớ của ca sĩ Đức Phúc. Ảnh:Lê Linh
Ai ngờ rằng chính vào thời khắc cây bàng cô đơn Hà Nội trút sạch lá nó lại trở nên đẹp và kỳ thú đến vậy. Tán cây xòe rộng tứ phía, những cành cây nhỏ cứ vươn thoải mái ra không trung, tạo nên một vẻ đẹp độc đáo, đậm chất nghệ thuật. Để rồi ngày ngày có nhiều du khách, nhiếp ảnh gia ghé đây để “chụp choẹt” cho mình vài bức ảnh thật đẹp.
Những bức ảnh của cô bạn Lê Linh chụp vào thời điểm lá bàng rụng gần hết. Phía trên đỉnh ngọn cây còn lại một vài chiếc lá đã ngả sang màu vàng đỏ. Toàn bộ thân cây, cành cây đều mang một màu xám đặc trưng, nổi bật giữa cánh đồng lúa hoang hoải, rộng lớn. Mùa này, ruộng cũng chẳng có lúa vàng nên bức tranh đồng quê hiện lên vô cùng mộc mạc.
>> Xem thêm: Hoa ban nở rồi kìa! Bạn ơi mau check in những con đường hoa ban ở Hà Nội đẹp nhất mùa này
Tips để có ảnh xinh cùng cây bàng như cô bạn Lê Linh
Để có bộ ảnh sống ảo chất cùng cây bàng cô đơn Hà Nội, bạn có thể lưu lại vài tips nhỏ sau đây.
Bạn nên chọn góc từ xa để lấy toàn cảnh hình ảnh cây bàng nằm đơn lẻ giữa đồng ruộng bát ngát. Vẻ đẹp vùng ngoại ô Hà Nội sẽ hiện lên thơ mộng hơn khi bạn bắt được khoảnh khắc một bác nông dân đang đạp xe đi làm đồng ngang qua cây bàng này.
Điểm đến đẹp gần Hà Nội không thể bỏ qua. Ảnh:Lê Linh
Thời điểm chụp ảnh đẹp trong ngày có thể là buổi sáng hoặc chiều. Những ai thích ngắm hoàng hôn thì chụp ảnh từ sau 4 giờ chiều là phù hợp nhất. Bạn có thể đến đây vào mọi mùa trong năm, nhưng đi vào mùa lúa chín thì chắc chắn ảnh sẽ đẹp hơn bao giờ hết.
Nếu bạn đến thăm cây bàng vào thời điểm lúa đã được gặt sạch và cây bàng đang rụng lá thì nhớ mang theo giày chống nước hoặc ủng để có thể “lội ruộng” và chụp cho mình nhiều bức ảnh đẹp mê hồn. Ngoài ra, ai có thêm flycam thì chắc chắn nên mang theo để chụp được vẻ đẹp của cây bàng cô đơn Hà Nội từ trên cao.
Đến đây để tận hưởng bức tranh làng quê bình yên, thơ mộng. Ảnh: Lê Linh
Hà Nội nhộn nhịp và tất bật là thế nhưng vẫn có những miền quê êm đềm, xa xôi với cảnh đẹp nên thơ, bình yên. Và cây bàng cô đơn nằm ở huyện Thạch Thất – Phúc Thọ là một ví dụ tiêu biểu cho cảnh đẹp làng quê đơn sơ, mộc mạc của mảnh đất thủ đô.
Ảnh: Lê Linh
Biên tập: Ngọc Anh
(Theo Báo Thể Thao Việt Nam)
Theo Báo Dulichvietnam.com.vn
Ảnh:Lê Linh