Đại dịch vẫn chưa kết thúc, nhưng triển lãm Covid-19 đầu tiên trên thế giới đã được khai mạc ở Nhật Bản.
Nhật Bản có ý tưởng mới chống Covid-19: Mở cửa toilet không chạm taySoi thấu tâm hồn bằng ‘tấm gương khổng lồ của bầu trời’ tại hồ muối ChakaKhám phá thung lũng Hunza – Thụy Sĩ của Pakistan
Thực đơn đồ ăn mang đi. Hướng dẫn tham dự đám tang. Một tờ rơi từ một ngôi đền địa phương, thông báo về việc hủy bỏ các lễ hội mùa hè. Những hiện vật đời thường, khiêm tốn này đã được tìm thấy trong triển lãm Covid-19 đầu tiên trên thế giới trong Bảo tàng Lịch sử Urahoro, ở Hokkaido, miền bắc Nhật Bản, một thị trấn chỉ có 4.500 cư dân, không có cửa hàng McDonald’s hay rạp chiếu phim.
Nhưng nhờ người phụ trách Makoto Mochida, bảo tàng có một kho lưu trữ về thời điểm này, thứ mà có thể cho thế hệ tương lai thấy con người đương đại sống trong thời kỳ Covid-19 như thế nào, làm thế nào cuộc sống đã sâu sắc thay đổi với giãn cách xã hội và nỗi sợ hãi ngày càng tăng về sự bùng phát.
Triển lãm Covid-19 có các tài liệu hướng dẫn trẻ em cách chuẩn bị cho việc học trực tuyến, hướng dẫn làm khẩu trang tự chế, thực đơn đồ ăn mang đi, khẩu trang, lời khuyên khi đi dự đám tang và tờ rơi từ một ngôi đền tôn giáo thông báo hủy bỏ lễ hội mùa hè.
Người phụ trách Makoto Mochida kiểm tra các clip trên báo và các vật phẩm khác mà ông ấy đang thu thập để ghi lại cuộc sống bị ảnh hưởng như thế nào bởi đại dịch Covid-19 tại Bảo tàng Lịch sử Urahoro vào ngày 16/8/2020. Ảnh: Makoto Mochida/The Historical Museum of Urahoro/AP
“Tôi bị cuốn hút bởi cách mọi thứ kết nối mọi người”, Makoto Mochida, người phụ trách bảo tàng, nói với AP. “Mọi thứ mang đến cái nhìn tuyệt vời để lưu trữ lịch sử một cách chính xác.”
Mochida xây dựng triển lãm Covid-19vì ông ấy không muốn virus corona để lại dấu vết nhạt nhòa trong trí nhớ người Nhật Bản như bệnh cúm Tây Ban Nha. Ông nói, dịch cúm Tây Ban Nha tấn công Nhật Bản vào năm 1918, nhưng rất ít bằng chứng về cuộc sống lúc đó như thế nào.
Shoko Maede, một đầu bếp ở trường mẫu giáo, xem trưng bày khẩu trang tại Bảo tàng Lịch sử Urahoro vào ngày 14/8/2020. Ảnh: Makoto Mochida/The Historical Museum of Urahoro/AP
Ông ấy đang lên kế hoạch cho một cuộc triển lãm Covid-19 lớn về những phát hiện của mình vào tháng 2/2021, cho thấy khẩu trang đã phát triển như thế nào trong một thời gian ngắn.
Lúc đầu, khẩu trang rất khó tìm thấy ở các cửa hàng Nhật Bản. Ban đầu khẩu trang xuất hiện khá thủ công, được chế từ áo sơ mi và tất cũ. Sau đó là những đổi mới, như mặt nạ có lỗ hở cho phép ăn và uống, hoặc những chiếc khẩu trang bằng nhựa dẻo. Cuối cùng chúng đã trở thành những tuyên bố thời trang, một số được thêu lạ mắt.
Mọi người xem các tài liệu liên quan đến Covid-19 được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử của Urahoro vào ngày 26/6/2020. Ảnh: Makoto Mochida/The Historical Museum of Urahoro/AP
Các trường hợp nhiễm Covid-19 đang gia tăng ở Nhật Bản, nhưng chưa đạt đến mức độ của các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất như Mỹ, Brazil và các nước châu Âu.
Urahoro chưa ghi nhận một trường hợp nào. Lúc đầu, cộng đồng đã phủ nhận sự bùng phát. Sau đó, nỗi sợ hãi bắt đầu len lỏi, đặc biệt là đối với người ngoài và các hộ gia đình có con cái trưởng thành làm việc ở Tokyo hoặc các thành phố lân cận, những người có thể về thăm nhà và mang theo mầm bệnh.
Sau đó là các điều chỉnh. Đối với thị trấn nhỏ, đồ ăn mang đi – bao gồm món đặc sản địa phương “spa cắt miếng” hoặc mỳ Ý sốt thịt phủ lên trên một miếng thịt rán, thường là thịt lợn – đã trở thành điều phổ biến sau khi các nhà hàng đóng cửa phục vụ ăn uống trực tiếp. Trước đại dịch, nó gần như không có cuộc sống hàng ngày của người dân nơi đây.
Urahoro là một miền quê giản dị ở Hokkaido, Nhật Bản, đã phải học cách thích nghi với Covid-19. Ảnh: @sado_comtrip
Shoko Maede, người sinh ra ở Urahoro và đang làm đầu bếp tại một trường mẫu giáo, cảm thấy cô gần như có thể hình dung ra những người đang cố gắng nhớ lại cuộc sống trong nhiều thập kỷ sau đại dịch.
“Họ có thể nghĩ, ‘Ồ, thì ra là như vậy’,” cô nói, sau khi tham quan bảo tàng. “Mọi thứ tiết lộ cách mọi người nghĩ.”
GỢI Ý TOUR DU LỊCH TRUNG QUỐC KHUYẾN MÃI
>> Hà Nội – Tokyo – Núi Phú Sỹ 4N3Đ chỉ từ 21,990,000 đồng
>> HCM – Osaka – Kyoto – Kobe 5N4Đ chỉ từ 22,900,000 đồng
Một số bảo tàng khác – có quy mô lớn hơn nhiều – đã bắt đầu thu thập các vật phẩm thể hiện sự sống trong thời kỳ đại dịch Covid-19.
Vào tháng 4, Hiệp hội Lịch sử New York đã bắt đầu bộ sưu tập các vật phẩm Covid-19 mà họ hy vọng sẽ cung cấp thông tin và giáo dục cho các thế hệ tương lai.
Khẩu trang handmade được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Urahoro ở Hokkaido, miền bắc Nhật Bản, vào ngày 26/6/2020. Ảnh: Makoto Mochida/The Historical Museum of Urahoro/AP
“Mọi người sẽ nhìn lại giai đoạn lịch sử này”, giám đốc bảo tàng, Margi Hofer, nói với The Guardian vào thời điểm đó. “Chúng tôi hy vọng mọi người sẽ có thể học hỏi từ điều đó và chuẩn bị tốt hơn cho một sự kiện như thế nếu có trong tương lai. Biết ‘địch’ biết ta trăm trận trăm thắng.”
“Chúng tôi bắt đầu thu thập giữa tháng 3”, Hofer nói. “Chúng tôi đã kiểm tra kỹ lưỡng những mặt hàng có thể có khả năng thu thập – nước rửa tay, khẩu trang, găng tay – giờ đây đã phát triển thành một câu chuyện lớn hơn chúng tôi tưởng tượng.”
Bảo tàng London cũng đã khởi động dự án “bộ sưu tập Covid-19” vào tháng 4.
Bảo tàng muốn “thu thập những đồ vật và trải nghiệm trực tiếp để phản ánh cuộc sống của người dân London trong thời gian này, nhằm lưu giữ hồ sơ và đảm bảo các thế hệ tương lai của London sẽ có thể tìm hiểu và hiểu về thời kỳ đặc biệt này.”
Xem thêm: Nhà vệ sinh công cộng trong suốt ở Nhật Bản: Tọa độ check-in mới?
Phong Sa
Theo Báo Thể Thao Việt Nam
Nguồn Báo Dulichvietnam online
Ảnh: Makoto Mochida/The Historical Museum of Urahoro/AP