“Hiểm nguy, hùng vĩ và thơ mộng, những đỉnh núi cao bất tận, vô danh, đời đời mù sương phủ”, ấy là vùng đất Hà Giang địa đầu tổ Tổ quốc, nơi chỉ có đá và đá giữa lưng chừng trời từ 800 – 1200 m so với mực nước biển. Du khách vượt qua những cung đường hiểm trở đặt chân lên mảnh đất ấy, không ai về miền xuôi mà lòng không canh cánh về cuộc sống của trẻ em Hà Giang nơi cao nguyên đá.
Gọi ngay ‘cạ cứng’ theo chân nghỉ dưỡng tại 5 điểm đến Hải Phòng hot nhất hiện nayGhé Mộc Châu một ngày thu se lạnh‘Hàng dừa đau khổ’ và những điểm đến Tây Hồ cực ‘chill’
Trẻ em Hà Giang – nguồn cảm hứng nhiếp ảnh bất tận
Tỉnh Hà Giang là vùng đất địa đầu Tổ quốc nằm ở phía Đông Bắc, nơi trùng điệp những dãy núi cheo leo, hiểm trở, quê hương của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số. Tháng 5 mùa nước đổ, tháng 8 lúa chín vàng, tháng 11 những cánh đồng hoa tam giác mạch phủ khắp núi đồi, mùa nào Hà Giang cũng có nhiều cảnh đẹp thu hút du khách.
Mùa nào Hà Giang cũng có nhiều cảnh đẹp thu hút du khách.
Bộ ảnh “Những em bé Hà Giang” được thực hiện bởi Huy – một chàng lập trình viên 27 tuổi đam mê du lịch, hiện đang sống và làm việc tại Đà Nẵng.
Huy chia sẻ: “Mình đã du lịch nhiều nơi cùng bạn bè, tuy nhiên mình muốn có gì đó khác lạ hơn một chút, thử thách bản thân hơn một chút cũng như thích núi rừng và những cung đường đèo nên quyết định du lịch Hà Giang một mình vào mùa hoa tam giác mạch. Mình chụp rất nhiều, nhưng những hình ảnh em bé ở đây vẫn luôn làm mình ấn tượng nhất.”
Chính hình ảnh trẻ em Hà Giang khiến ống ngắm máy ảnh không thể rời mắt.
Bộ ảnh chụp tại dốc Thẩm Mã khi Huy kết thúc chuyến du lịch, đang trên đường về. Huy nói: “Vốn dĩ mình đã chạy xe qua khỏi nơi đó, tuy nhiên những em bé, những màu vàng của hoa cúc khiến mình không thể không quay lại.”
Không ít người bị hớp hồn bởi cảnh sắc hoang sơ trải dài trên những cung đường ngoằn ngoèo hun hút, gió ngược dốc lên thăm thẳm. Nhưng cũng chính tại nơi ấy, chẳng phải núi non hùng vĩ mà chính hình ảnh trẻ em Hà Giang thu hút ống ngắm máy ảnh.
Sự nguyên sơ của núi rừng còn cất chứa vẹn nguyên trong tâm hồn lũ trẻ.
Có một điều gì chất chứa trong ánh mắt các em khiến những vị khách tới từ miền xuôi không tài nào rời mắt? Người ta thường bảo có một hồn trẻ trên núi cao vừa hoang dại, vừa hồn nhiên đến tội nghiệp.
Dường như những đổi thay nơi phố thị đồng bằng chưa hề chạm tới nơi đây, và sự nguyên sơ của núi rừng còn cất chứa vẹn nguyên trong tâm hồn lũ trẻ.
>> Xem thêm: Có một Hà Giang đẹp đến ma mị dưới lăng kính của nhiếp ảnh gia
Những đứa trẻ chứng kiến quê hương đổi thay
Đi vào khuôn hình là những đôi mắt mắt đen lay láy, má đỏ bồ quân, miệng cười thơ ngây. Cũng như bao đứa trẻ khác, trẻ em Hà Giang thích nô đùa, rụt rè khi gặp người lạ. Thế mà bỗng nhiên, một ngày tiện nghi công nghệ chưa tới, nhưng du lịch lại ghé thăm quê nhà các em trước hết.
Những đôi mắt mắt đen lay láy, má đỏ bồ quân, miệng cười thơ ngây.
Những con người lạ lùng từ vùng đất khác, thậm chí quốc gia khác nô nức kéo lên Hà Giang. Trang phục, tiếng nói của khách du lịch đều mang theo hơi thở của những nền văn hóa xa lạ.
Không chỉ du khách đang ngắm nhìn cảnh sắc Hà Giang và khám phá văn hóa dân tộc độc đáo ở vùng cao mà chính những đứa trẻ sinh ra ở nơi đây cũng đang nhìn ngắm du khách. Trẻ em Hà Giang lớn lên trong đa sắc văn hóa tới lui nườm nượp.
GỢI Ý TOUR DU LỊCH HÀ GIANG KHUYẾN MÃI
>> Hà Nội – Hà Giang – Yên Minh – Lũng Cú – Đồng Văn – Mèo Vạc 3N2Đ Giá từ: 2,190,000 VNĐ
>> HCM – Tuyên Quang – Hà Giang – Quản Bạ Lũng Cú Đồng Văn – Mèo Vạc – Mã Pì Lèng – Cao Bằng – Thác Bản Giốc 5N4D Giá từ: 6,290,000 VNĐ
Cái nghèo đeo bám cuộc sống của trẻ em trên cao nguyên đá
Hà Giang là một trong những tỉnh nghèo của Việt Nam. Trẻ em tại các huyện vùng cao của Hà Giang có cuộc sống khó khăn, nhiều em không đi học mà phải lên nương, đi buôn bán nhỏ lẻ phụ giúp gia đình từ sớm. Đa phần các em sẽ bán hoa cải, hoa tam giác mạch và đặc sản Hà Giang cho khách du lịch.
Các em chỉ có những bộ quần áo cũ kỹ, mỏng manh, thậm chí chân trần trong tiết trời giá rét. Rất nhiều em không có điều kiện để tới trường. Có điểm trường của huyện Đồng Văn chỉ có khoảng hơn 20 em học sinh.
Nhiều em bán hoa cải, hoa tam giác mạch và đặc sản Hà Giang cho khách du lịch kiếm thêm thu nhập để phụ giúp gia đình.
Bố mẹ bận lên nương rẫy, bọn trẻ đứa lớn chăm đứa bé. Lớn thì 8-9 tuổi đi hái đót làm chổi để bán.
Có em nhà gần con sông, con suối thì đem lưới ra giăng kiếm tôm, tép ăn qua bữa. Em lớn vừa địu em nhỏ trên lưng, vừa bán hàng xén cho khách du lịch đến Mã Pí Lèng kiếm thêm thu nhập. Có em đôi vai nặng trĩu gùi cỏ, củi… băng băng trên những nương đá tai mèo sắc nhọn.
Vẻ lam lũ nhuốm lên ánh mắt ngây thơ.
Du khách ngạc nhiên thích thú trước hình ảnh trẻ em Hà Giang cõng những gùi hoa, mặc trang phục dân tộc truyền thống rực rỡ đứng bên dốc Thẩm Mã sẵn sàng chụp ảnh.
Các em không phải người mẫu chuyên nghiệp, thế mà thước ảnh mang về ai cũng không khỏi canh cánh trong lòng sao những đôi mắt trẻ thơ ấy lại trong và sâu thẳm đến lạ kỳ. Vẻ lam lũ nhuốm lên ánh mắt ngây thơ khi cái đói, cái nghèo vẫn hiện diện trên cao nguyên đá.
Như những đồng bào vùng cao kiêu hãnh
Ở Hà Giang, trẻ em hầu hết là người dân tộc H’Mông, Thái, Lô Lô, La Chí… Các em lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn, điều kiện tự nhiên hiểm trở. Du khách tới từ miền xuôi nhìn thấy mà xót xa.
Nhưng với những bàn chân nhỏ xíu này, việc băng qua những quả đồi để đi học, đi chơi, giúp mẹ lên nương… chẳng có gì là ghê gớm cả. Các em không biết đến ngửa tay ăn xin cho tới khi khách du lịch đến mang theo nỗi xót xa và cả sự thương hại.
Nhưng với những bàn chân nhỏ xíu này, việc băng qua những quả đồi để đi học, đi chơi, giúp mẹ lên nương… chẳng có gì là ghê gớm cả.
Cách để thương quý các em là ủng hộdu lịch Hà Giang, tạo đà kinh tế toàn tỉnh phát triển thì cuộc sống của từng gia đình khá giả hơn, hoặc tham gia các chương trình thiện nguyện để nhiều trẻ em Hà Giang có điều kiện đến trường, đi học, có đồng phục, có sách vở như bạn bè miền xuôi.
Cuộc sống đầy thách thức, gian nan sớm hằn lên đôi mắt trẻ thơ, tạo nên chiều sâu bí ẩn làm nặng lòng du khách dẫu đã rời xa cao nguyên đá.
Các em đáng được hồn nhiên, được trong veo không chút ưu lo.
Nhưng đó không nên là cuộc sống của trẻ em. Các em đáng được hồn nhiên, được trong veo không chút ưu lo, được thỏa thích nô đùa khắp núi rừng, được hái hoa bắt bướm mà không cần lẽo đẽo đi theo khách du lịch.
Các em là những đứa trẻ cao nguyên đá cũng chảy dòng máu kiêu hãnh của đồng bào vùng cao đời đời bám trụ trên những đỉnh núi, quyết không rời bỏ quê hương, dòng tộc.
Các em là chủ nhân tương lai của những đỉnh trời trên nóc nhà Tổ quốc.
Huy nhắn nhủ: “Nếu bạn có ý định đi Hà Giang, hãy xách mông lên và đi, đừng chần chừ gì cả. Hà Giang mùa nào cũng đẹp lúc nào cũng đẹp. Các bạn cũng không cần tìm hiểu quá sâu về hành trình làm gì, mình đã đi sai cung đường nhưng gặt hái được nhiều điều hay ho.”
Yêu lắm, thương lắm những đứa trẻ trên cao nguyên đá cheo leo. Mong rằng cuộc sống nơi đây sẽ ngày một khấm khá hơn. Như tác giả của bộ ảnh chia sẻ: “Mình mong muốn các em vẫn đẹp như vậy, ngây thơ như vậy, thoải mái tự nhiên như vậy, mong các em có thể sống đúng lứa tuổi của mình như những trẻ em vùng khác.”
Du khách tới Hà Giang chính là những người góp phần thổi làn gió mới tới vùng đất ấy, để cuộc sống của trẻ em Hà Giang đổi thay ngày một tốt đẹp hơn.
Ảnh: Châu Ngọc Quốc Huy
Biên tập: Rơm
Theo Báo Thể Thao Việt Nam
Theo Báo Dulichvietnam.com.vn