Chuyện độc lạ: Tiếng ồn bí ẩn không ai có thể giải thích

Trong 9 năm qua, cư dân thành phố Windsor, nằm ở phía Canada của biên giới Mỹ-Canada ngay bên kia sông Detroit, đã phàn nàn về tiếng ồn bí ẩn và dai dẳng.

Những cột mốc hài hước nhất nước Mỹ: Hành lý vô chủ, tay chỉ thiên, ngọn núi cứu rỗiChuyện độc lạ: Lọ nước hoa cổ điển sống tới 150 năm trong con tàu đắm đáy biển BermudaPhẫu thuật thẩm mỹ ở Hàn Quốc bùng nổ: Đi tìm vẻ đẹp vượt trội

Tiếng ồn bí ẩn ấy đến và đi trong những khoảng thời gian ngẫu nhiên, đôi khi kéo dài hàng giờ, thậm chí nhiều ngày.

Những người có thể nghe thấy (không phải tất cả) so sánh tiếng ồn khó chịu ấy với động cơ diesel chạy không hoặc loa siêu trầm. Những người khác nói rằng nó giống như một tiếng sấm từ xa liên tục dội lại.
Trên thế giới tồn tại những tiếng ù, tiếng động bí ẩn mà ngay cả các chuyên gia cũng đành bó tay không thể giải thích chính xác. Ảnh: Amusing Planet

Trong số những người bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn bí ẩn này, có người nói nó gây buồn nôn và đau đầu. Một số khó ngủ. Với một số người, tiếng ồn ấy nghe như tiếng đập cửa sổ hay tiếng những bức tranh gõ vào tường.

Tiếng ồn Windsor đã thúc đẩy nhiều giả thuyết âm mưu, từ người ngoài hành tinh đến các dự án bí mật của chính phủ.

Nhưng nghiên cứu chuyện kỳ lạnày chỉ đến hòn đảo Zug. Khu công nghiệp nằm cách đó vài dặm, trong phạm vi thành phố Detroit. Khu vực này ban đầu là một vùng đầm lầy. Nhưng khi một kênh vận chuyển được xây dựng vào cuối những năm 1800, đất đào đã được chất thành đống để tạo thành một mảnh đất, sau đó trở thành một khu vực tập trung sản xuất công nghiệp và sắt thép. Hiện nay, nhà máy thép, lò luyện gang thép và một vài lò cao đang “chiếm đóng” đảo Zug.
Thành phố Windsor không chỉ có đầy đủ các đường chân trời tuyệt đẹp, mà còn có một cuộc sống về đêm sôi động và những “viên ngọc quý” để check-in. Đồng thời, nơi đây còn là một trong những nơi có tiếng ồn bí ẩn chưa được khám phá. Ảnh: daring escapes

Các chuyên gia tin rằng các lò cao chịu trách nhiệm cho tiếng ồn 35Hz đang “tắm” thành phố Windsor giống như một màn sương mù huyền bí. Họ quan sát thấy sự trùng hợp của tiếng ồn bí ẩn với sự xuất hiện của ngọn lửa màu xanh sáng trên các đống khí thải của đảo, có thể dễ dàng nhìn thấy từ bờ biển Canada vào ban đêm.

Tuy nhiên, nghiên cứu sâu hơn là gần như không thể vì đảo Zug là tài sản tư nhân và công ty US Steel điều hành các lò nung, không hợp tác trong bất kỳ nỗ lực điều tra nào.

Windsor không phải nơi duy nhất bị quấy rầy bởi tiếng ồn bí ẩn không ai có thể giải thích ấy. Vào những năm 1970, hàng trăm cư dân của thành phố Bristol, Anh đã phàn nàn rằng một tiếng ồn kỳ lạ, trầm trọng ùa đến trong bóng đêm.
Thành phố Bristol của Anh cũng là nơi xuất hiện báo cáo về những tiếng ồn bí ẩn. Ảnh: Hello I’m Nik/Unsplash

Đó là một tiếng ồn tần số thấp mà chỉ đôi tai nhạy cảm nhất mới có thể nghe thấy, khiến họ mất ngủ vào ban đêm. Hầu hết các chuyên gia cho đó là tiếng ồn của nhà máy, trụ điện hay chỉ đơn giản những người này bị ù tai. Không lâu sau, nhiều thị trấn khác trên khắp nước Anh đã bắt đầu báo cáo những tiếng ồn bí ẩn tương tự.

Vào cuối những năm 1980, thị trấn lớn của vùng duyên hải Scotland bắt đầu trải nghiệm tiếng ồn bí ẩn. Những người dân được cho là đã nghe thấy nó mô tả tiếng ồn là lớn nhất khi ở trong nhà và vào ban đêm. Tiếng ồn lớn đến nỗi nó gây ra chảy máu cam và đau ngực ở một số người. Lý do tại sao lại như vậy thì một bài báo trên New Scientist năm 1979 giải thích là do sóng được tạo ra bởi sự phản xạ từ các bức tường và trần nhà.
Scotland bắt đầu trải nghiệm tiếng ồn bí ẩn từ những năm 1980. Ảnh: Bryan Walker/Unsplash

 

Ở Mỹ, dịch tiếng ồn bí ẩn đầu tiên xảy ra ở thị trấn Taos, New Mexico, vào đầu những năm 1990. Mười năm sau, thị trấn Kokomo ở bang Indiana bắt gặp hiện tượng bí ẩn này. Tại đây, người dân nói rằng tiếng động mạnh đến nỗi di chuyển cả những chiếc lá trên mặt đất và khiến bóng đèn phát nổ.

Trong mỗi trường hợp này, nguồn gốc của tiếng ồn bí ẩn không bao giờ được xác định thực sự.
Hầu hết các tiếng ồn bí ẩn đều không bị khám phá ra một cách chính xác. Ảnh: Katie Treadway/Unsplash

Vào năm 2015, một nhóm các nhà khoa học Pháp đã thực hiện một nghiên cứu về sóng biển và phát hiện ra rằng sóng va chạm có thể làm cho đáy đại dương rung động tạo ra sóng địa chấn và có thể tạo ra tiếng kêu tần số thấp.

Nguyên nhân cũng có thể là điện từ. Giao tiếp với tàu ngầm thường được thực hiện bằng sóng vô tuyến tần số cực thấp với tần số từ 3 đến 30Hz, đủ thấp và đủ mạnh để kích thích các giác quan thính giác và gây ra đau đầu ở một số người.
Những người nhạy cảm với âm thanh dễ nghe thấy tiếng ồn bí ẩn tần số thấp hơn cả. Ảnh: Amir Taheri/Unsplash

Hiệu ứng tâm lý của tần số thấp đối với con người đã được biết đến từ lâu. Tiếp xúc với sóng âm tần số thấp có tác động tiêu cực đến hiệu suất nhận thức của con người, chẳng hạn như chức năng thị giác, sự tập trung và sự chú ý. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngay cả khi không nghe thấy, vẫn có sự kích động, căng thẳng, e ngại, mất tập trung, thất vọng và rối loạn tâm lý, chẳng hạn như trầm cảm, căng thẳng và khó chịu.

Năm 2012, giáo viên khoa học, cựu giảng viên Đại học British Columbia, Tiến sĩ Glen MacPherson, đã bắt đầu điều tra những tiếng ồn bí ẩn này sau khi trở thành nạn nhân.
Một nhà nghiên cứu cho rằng tiếng ồn bí ẩn đến từ 4 nguồn. Ảnh: Andrea Piacquadio/Pexels

MacPherson tin rằng tiếng ồn đến từ 4 nguồn: thứ nhất là tần số vô tuyến VLF trong khoảng 3 Hz đến 30 kHz tương tác với mô sống và hệ thống thính giác của con người theo cách não diễn giải thành âm thanh; thứ hai là ô nhiễm tiếng ồn do hoạt động của con người như khai thác mỏ, trang trại cối xay gió, lò luyện kim và lò cao, giao thông đường cao tốc, lưới điện, nhà máy; thứ ba là các hoạt động của mặt đất và địa chất như động đất; và thứ tư là tâm lý.

Nhà văn về lĩnh vực khoa học Benjamin Radford giải thích phần tâm lý như sau: “Tiếng ồn bí ẩn có thể được tìm thấy trong thế giới nội tâm của trải nghiệm cá nhân thay vì thế giới bên ngoài của các nhà máy và thiết bị nặng. Lưỡi của bạn có vị như thế nào? Mũi của bạn có mùi gì? Tai của bạn nghe như thế nào? Đây không phải là những câu hỏi ngớ ngẩn, đơn giản mà cần nghiên cứu sâu để trả lời.”
Đôi khi, tiếng ồn bí ẩn do chính cơ thể tạo ra. Ảnh: goldcast

Mặc dù chúng ta không chú ý đến, đôi khi đôi tai tự tạo ra tiếng ồn. Và bởi vì âm thanh rất tinh tế (và vì hầu hết mọi người thường xuyên bị âm thanh bao quanh, cho dù đó là âm nhạc, truyền hình, trò chơi video hay chỉ là một cuộc sống thành phố ồn ào điển hình), chúng ta thường không nghe thấy cho đến khi nó rất yên tĩnh hoặc lắng nghe cẩn thận.

Hiện tượng này, được gọi là phát xạ âm thanh tự phát, khác với các rối loạn thính giác như ù tai. Nó có thể giải thích tại sao một số người “nghe” được tiếng ồn bí ẩn.

MacPherson đã tạo ra World Hum Map and Database, một trang web tương tác nơi những người nghe được tiếng ồn bí ẩn báo cáo lại. Đến nay, đã có hơn 3.000 báo cáo từ khắp nơi trên thế giới, tập trung chủ yếu ở Hoa Kỳ và Tây Âu. Ông ước tính rằng có tới 4% người dân trên toàn thế giới có thể nghe thấy tiếng ồn bí ẩn của cuộc sống này.

 

Xem thêm: 13 phong tục kỳ lạ mà bạn không ngờ lại tồn tại trên đời: Các nàng độc thân hãy coi chừng!

 

Phong Sa

Theo Báo Thể Thao Việt Nam

Nguồn Báo Dulichvietnam online

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *