5 điểm lễ chùa du xuân nổi tiếng ‘gom tài lộc – cầu bình an’ ở miền Bắc

Ghé các điểm lễ chùa du xuân dịp đầu năm mới là một hoạt động không thể thiếu của mỗi người Việt. Không chỉ vãn cảnh, các ngôi đền, chùa còn là nơi các gia đình cầu may, mong một năm mới hạnh phúc, bình an.

Đường ô Vạn Phúc Hà Đông – ‘tọa độ’ sống ảo đẹp như thiên đường ​​​​​​​Du lịch Bắc Hà mùa xuân – khám phá cao nguyên trắng giữa đất trời Lào CaiKhám phá 3 địa điểm ngắm hoa đào ở Sapa đẹp mê hoặc lòng người

Bạn đã biết các điểm lễ chùa du xuândịp năm mới? Nếu còn chưa biết đi đâu, tham khảo ngay 5 ngôi chùa, đền linh thiêng nổi tiếng khắp cả nước dưới đây để có chuyến đi lễ đầu năm hoàn hảo nhất.

 

Khám phá top 5 điểm lễ chùa du xuân nổi tiếng dịp đầu xuân
Đền Trần – Xin ấn cầu công danh

Đền Trần là một quần thể đền thờ nằm tại đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định (sát quốc lộ 10). Đây là nơi thờ các vua Trần cùng các quan lại có công phù tá nhà Trần, được xây dựng từ năm 1695.
Đền trần là điểm du xuân đầu năm được nhiều người lựa chọn. Ảnh: baomoi.com

Đền gồm có 3 công trình kiến trúc chính: đền Thiên Trường (hay đền Thượng), đền Cố Trạch (đền Hạ) và đền Trùng Hoa. Cả 3 đền đều có không gian kiến trúc chung với quy mô ngang nhau, đều có tòa tiền đường 5 gian, tòa trung đường 5 gian và tòa chính tẩm 3 gian. Nối tiền đường và trung đường là kinh đàn (thiêu hương) và 2 gian tả hữu.
Đền luôn đông đúc dịp lễ khai ấn. Ảnh: ANTV

Dịp đầu năm, đền Trần là điểm lễ chùa du xuân không thể bỏ qua, thu hút khách thập phương đổ về với lễ khai ấn diễn ra trong khoảng 3 ngày, từ ngày 13 đến 15 tháng Giêng âm lịch. Nhiều người dân tin rằng xin được ấn đền Trần sẽ giúp thăng tiến, thành đạt trong sự nghiệp.
Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc trong lễ hội đền Trần. Ảnh: Ahotua

Không chỉ xin ấn, dâng hương, ghé đền Trần dịp năm mới, du khách còn được trải nghiệm nhiều loại hình sinh hoạt văn hóa độc đáo như chọi gà, diễn võ, hát văn… hấp dẫn.

 

Yên Tử – Cầu may, cầu tài lộc, cầu duyên

Nhắc đến điểm đến lễ chùa đầu xuân, Yên Tử là cái tên không thể bỏ lỡ. Di tích danh thắng nổi tiếng Việt Nam này vốn là chốn tu hành của vua Trần Nhân Tông sau khi từ bỏ ngai vàng. Đây cũng là người sáng lập ra Trúc Lâm Yên Tử – một dòng Phật giáo riêng của người Việt.
Chùa Đồng trên đỉnh Yên Tử. Ảnh: Lao Dong

Chùa Yên Tử tọa lạc tại xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Du lịch Quảng Ninh, hãy ghé thăm mảnh đất tâm linh du khách bắt gặp nhiều ngôi chùa nằm dọc từ Dốc Đỏ lên đỉnh núi Yên Tử. Với phong cảnh hữu tình của núi rừng trùng điệp và không khí trong lành, Yên Tử là điểm dừng chân du xuân, cầu may lý tưởng dịp đầu năm mới.
Quần thể Yên Tử được bao quanh bởi cây xanh trùng điệp. Ảnh: nhatrandongtrieu.vn

Từ tháng Giêng đến tháng 3 âm lịnh hàng năm là giai đoạn chùa diễn ra nhiều hoạt động nhộn nhịp, thu hút đông đảo du khách về hành hương, trẩy hội. Đây cũng là thời điểm thích hợp cho bạn cùng những người thân yêu đi “lễ tạ”, cầu bình an cho năm mới.
Chốn linh thiêng nơi đất Phật Yên Tử. Ảnh: Halo travel

Hành trình chinh phục quần thể chùa Yên Tử, du khách đi qua nhiều ngôi chùa nhỏ như chùa Một Mái, chùa Đồng, chùa Hoa Yên, chùa Quỳnh Lâm, chùa Trung Tiết, chùa Hồ Thiên, chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Am Vãi, chùa Bảo Sái, chùa Giải Oan,…  Mỗi địa danh là một câu chuyện với vẻ đẹp quyện hòa cùng thiên nhiên và không khí trang nghiêm, thanh tịnh làm an lòng người ghé thăm.
Một điểm dừng chân trên hành trình du xuân yên Tử. Ảnh: Báo Thanh Tra

GỢI Ý TOUR DU LỊCH QUẢNG NINH KHUYẾN MÃI

>> Du Lịch Quảng Ninh: HCM – Hạ Long – Tràng An – Yên Tử 4N3Đ Du Xuân Miền Bắc từ 4,500,000 đ
>> Du Lịch Quảng Ninh: HCM – Hà Nội – Ninh Bình – Hạ Long – Đất Phật Yên Tử – Sapa 5N4Đ từ 7,590,000 đ

 

Bên cạnh việc đi bộ, bạn cũng có thể sử dụng hệ thống cáp treo để vãn cảnh chùa.

Giá vé cáp treo:

Tuyến 1 (Giải Oan – Hoa Yên): Một chiều 200.000VNĐ/ người – Khứ hồi 280.000VNĐ/ ngườiTuyến 2 (Một Mái – An Kỳ Sinh): Một chiều 200.000VNĐ/ người – Khứ hồi 280.000VNĐ/ ngườiChiều xuống 2 tuyến: 280.000VNĐ/ người Khứ hồi 2 tuyến: 350.000VNĐ/ngườiLên 1 chặng + xuống 2 chặng (trường hợp khách đi bộ nửa đường sau đó mua vé cáp treo nửa còn lại + xuống một mạch) giá vé là: 350.000VNĐ/ người
Đền Bà Chúa Kho – Xin lộc rơi lộc vãi

Đền Bà Chúa Kho tọa lạc tại lưng chừng ngọn núi Kho, khu Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh cũng là một điểm lễ chùa du xuân nổi tiếng. Không những là một khu di tích lịch sử có giá trị trong quần thể di tích khu Cô Mễ (gồm: Đình – Chùa – Đền), đây còn là điểm đến thu hút nhân dân khắp cả nước đến tạ lễ, hành hương hàng năm.
Ngôi đền nổi tiếng để “xin lộc”. Ảnh: Wiki

Hàng năm cứ dịp Tết đến xuân về đền Bà Chúa Kho lại nhộn nhịp người qua lại. Tuy diện tích nhỏ nhưng nơi đây vẫn luôn đông đúc khách phương xa, nhất là những người làm kinh doanh, buôn bán. Nhiều người tin rằng “đầu năm đi vay – cuối năm đi trả” và việc vay tiền tại đền Bà Chúa Kho sẽ giúp họ có được một năm kinh doanh thuận lợi. Vì vậy mà đền luôn tấp nập người về dịp cuối năm và đầu xuân.
Đền Bà Chúa Kho luôn tấp nập người qua lại. Ảnh: VnMedia

Hàng năm, người dân nơi đây lấy ngày 14 tháng Giêng là ngày Lễ hội Đền Bà Chúa Kho nhằm tưởng nhớ đến những công lao to lớn của bà. Nghi thức “vay vốn” tại đây khá thú vị. Mọi người chuẩn bị sớ, lễ để dâng hương. Trong đó, trong sớ sẽ phải ghi rõ là vay bao nhiêu, sử dụng làm gì, và bao lâu sẽ trả như khi vay vốn thật. Thậm chí còn có nhiều trường hợp hứa vay 1 trả 5, trả 10… với niềm tin Bà Chúa Kho sẽ phù hộ độ trì cho mình làm ăn phát đạt tấn tới.

Và với tín ngưỡng tâm linh đã vay thì phải trả nên dù có làm ăn tốt hay không thì người ta vẫn giữ đúng lời hứa tạ lễ cuối năm ở đền Bà Chúa Kho mong cho năm sau vốn liếng dồi dào, làm ăn tốt hơn…

Đặc biệt đền gần khu chùa Phật Tích và chùa Dâu nên nhiều người lựa chọn 3 địa điểm này cho tour du xuân đầu năm cầu bình an, may mắn.

 

Chùa Khai Nguyên – Cầu an lạc, công danh sự nghiệp

Chùa Khai Nguyên hay còn được biết đến với tên gọi chùa Xuân La, thuộc tổ 39, cụm 5A, phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Chùa mang vẻ đẹp vừa cổ xưa xen lẫn những đường nét hiện đại tạo nên cảnh Tản Viên Sơn Quốc Tự đẹp mắt và thu hút. Chùa tuy diện tích không lớn, chỉ khoảng 500 mét vuông nhưng vẫn luôn là điểm đến tâm linh được nhiều người lựa chọn vào dịp đầu xuân.
Ngôi chùa độc đáo ở Hà Nội. Ảnh: Chùa Khai Nguyên

Ghé Khai Nguyên, kiến trúc tinh tế, hài hòa giữa cổ và kim làm du khách nức lòng. Đặc biệt tại chính điện ba pho tượng phật với nét từ bi được chạm khắc tinh xảo cùng tháp Chuông, tháp Trống được điêu khắc cầu kì làm nên khung cảnh đặc trưng nơi cửa Phật. Tiếng chuông chùa hòa trong tiếng kinh vang vọng làm lòng người an yên, thanh thản.
Một góc chùa Khai Nguyên. Ảnh: chuakhainguyen.com

Đến chùa Khai Nguyên du khách cũng không thể bỏ qua Giếng Rồng. Nhiều người đến đây đều lấy nước giếng để uống với tâm niệm cầu may và gột rửa bụi trần. Một ngôi chùa thiêng trong cái se lạnh ngày xuân với dòng người tấp nập qua lại nhưng vẫn mang nét thanh tịnh, bình an vốn có. Dừng chân tại đây, mỗi người đều có mong ước riêng, cầu an, cầu công danh sự nghiệp… Ngôi chùa ấy cứ vậy là nơi gửi gắm hy vọng, niềm vui cho một năm mới với nhiều điều mới.

 

Thiền viện Tây Thiên – Nét đẹp huyền bí và linh thiêng

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên cũng là điểm lễ chùa du xuân được nhiều người ưa thích. Là một thiền viện thuộc dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, Tây Thiên tọa lạc tại xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, cách Hà Nội khoảng 85km. Cùng với Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt và Yên Tử, Tây Thiên là một trong 3 thiền viện lớn nhất của Việt Nam.
Vẻ đẹp nơi thiền viện. Ảnh: GoFundMe

Ghé Tây Thiên, du khách không thể bỏ qua khu vực Thiền Viện Trúc Lâm An Tâm. Tại đây chính điện có thờ Phật Thích Ca mâu ni và ngôi nhà tổ thờ các vị tổ thiền tông. Cùng với đó đây cũng là nơi lưu trú và tu tập của các thiền sinh mỗi năm.
Đại bảo tháp. Ảnh: Xã hội

Điểm dừng chân không thể bỏ lỡ tại Tây Thiên là bảo tháp Mandala. Đây là bảo tháp dòng tu kim cương thừa đầu tiên tại Việt Nam. Nét kiến trúc độc đáo giữa không gian thanh tịnh nơi cửa chùa mang đến cho người ghé thăm cảm giác thanh tịnh và yên bình. Hành trình khám phá Tây Thiên đầu xuân cũng đừng bỏ qua đền Quốc Mẫu Tây Thiên – nơi thờ Quốc mẫu Lăng Thị Tiêu, vương phi của Hùng Vương thứ 7.
Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên mùa lễ hội. Ảnh: hoangkimstudio.com.vn

Cũng như các chùa khác dịp đầu năm mới cũng là thời điểm diễn ra hội chùa sôi động. Lễ hội chính của Tây Thiên diễn ra vào 14 tháng 2 âm lịch hàng năm. Song ngay từ đầu tháng Giêng là nơi đây đã thu hút hàng nghìn du khách, Phật tử về chùa du xuân,  bái Phật, cầu bình an, tài lộc cho gia đình và bản thân.

5 ngôi đền, chùa ở trên là những điểm lễ chùa du xuân đầu năm nổi tiếng linh thiêng, phù hợp cho mọi người, từ gia đình cho đến nhóm bạn bè… Với gợi ý và thông tin trong bài, hãy cùng những người thân yên của mình tổ chức một chuyến đi đầy ý nghĩa để có một năm mới an khang thịnh vượng!

Thanh Huyền

Theo Báo Thể Thao Việt Nam

Nguồn: báo dulich việt nam online

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *