12 đường biên giới kỳ lạ nhất thế giới: ‘Đồng sàng dị mộng’

Bạn nghĩ rằng thế giới là một trò chơi ghép hình hoàn hảo của các đường biên giới? Danh sách 12 đường biên giới kỳ lạ nhất thế giới sẽ khiến bạn phải nghĩ lại.

6 khách sạn dưới nước sang chảnh ẩn mình trong lòng đại dương7 địa điểm du lịch xanh ở Đông Nam Á khiến bạn ‘chill’ quên lối về giữa ngày hè đầy nắngBiển tự tách đôi hay trời sao dưới lòng đất: Loạt hiện tượng thiên nhiên kỳ ảo ngỡ như không có thực

Đường biên giới đôi khi là câu hỏi hóc búa và khó hiểu. Do những vấn đề lịch sử, nhiều đường biên giới kỳ lạ đã được hình thành. Nếu chỉ nhìn qua ảnh thì bạn sẽ thấy không có gì đáng chú ý, nhưng thực tế thì khác hẳn. Dưới đây là những đường biên giới kỳ lạ nhất thế giới hứa hẹn gây tò mò cho bất cứ ai.
1. Quần đảo Diomede, Eo biển Bering, Bắc Thái Bình Dương

Nằm ở vùng xa xôi của khu vực eo biển Bering giữa mũi cực đông của Siberia và mũi cực tây của Alaska (Mỹ), quần đảo Diomede được tạo thành từ hai hòn đảo thú vị: đảo Diomede nước Nga (Russian Big Diomede) và đảo Diomede  nhỏ nước Mỹ (American Little Diomede).
Một quần đảo chỉ có hai hòn đảo. Đảo gần hơn trong bức ảnh này là của Mỹ, và xa hơn là của Nga. Ảnh: In Block Photography

Với dải nước hẹp, hai đảo bị phân cách bởi đường đổi ngày quốc tế (International Date Line, đường tưởng tượng dùng để làm ranh giới giữa múi giờ UTC+14 và UTC-12, đi gần với kinh tuyến 180 độ kinh Đông từ Bắc Cực, qua eo biển Bering).
2. Point Roberts (Điểm Roberts): Biên giới kỳ lạ giữa Canada và Mỹ

Một sai lầm ngớ ngẩn của các chính trị gia Anh và Mỹ thế kỷ 19 trong lúc cố vẽ ra biên giới Mỹ-Canada đã khiến bán đảo Tsawwassen ở Canada trao cho người Mỹ mặc dù chẳng dính lấy nhau dù chỉ một phân.
Point Roberts. Ảnh: citynews1130

Ngày nay, đoạn biên giới kỳ lạ này được gọi là Point Roberts. Bất cứ ai trong số 1.000 cư dân của Point Roberts muốn đến bất kỳ nơi nào khác trên đất nước mình đều phải đi qua Canada.
3. Baarle: Đường biên giới kỳ lạ giữa Hà Lan và Bỉ

Rảo bộ qua thị trấn buồn thiu Baarle không có gì đặc sắc. Nhưng nếu bạn nhìn lên bản đồ sẽ thấy một sự chắp vá rải rác của các lô đất dường như ngẫu nhiên trong thị trấn.
Để biết đang đứng bên nào với đường biên giới kỳ lạ này, hãy nhìn vào ký hiệu: NL là Hà Lan và B là bỉ. Ảnh: transparent

Sự lộn xộn đó bắt nguồn từ những gia đình quý tộc “nhàn cư vi bất thiện” tối ngày cãi nhau thời Trung cổ. Thế nên, thế kỷ 21 rồi mà chúng ta vẫn thấy đường biên giới kỳ lạ: chạy qua quán cà phê, trường học và thậm chí cả phòng ngủ. Điều đó có nghĩa là, hai vợ chồng hoàn toàn có thể nằm cạnh nhau song lại đang ở hai nước khác nhau! Không rõ có vị cảnh sát biên giới nào sẽ giám sát chuyện vợ chồng nhà người ta không.

Các đường vạch màu trắng rải rác khắp thị trấn với NL (Hà Lan) một bên và B (Bỉ) sẽ giúp bạn biết được mình đang đứng ở đất nước nào.

 

GỢI Ý TOUR DU LỊCH NGA KHUYẾN MÃI

>> Hà Nội – Nga 10N9Đ chỉ từ 48,900,000 đồng
>> HCM – Nga 8N7Đ chỉ từ 42,900,000 đồng

 

 

4. Vùng Kaliningrad: ‘Đứa con không may’ bị tách khỏi nước Nga

Bạn nghĩ rằng nước Nga chỉ được tạo thành từ vùng đất đông đóng băng khổng lồ ở phía đông châu Âu và phía Bắc Trung Quốc? Nhìn kỹ hơn vào bản đồ châu Âu cho thấy một “dúm đất” nhỏ có kích thước tương đương xứ Wales nằm giữa Ba Lan và Litva.
Kaliningrad. Ảnh: Matador Network

Đó chính là Kaliningrad Oblast, một nạn nhân không may trong sự tan vỡ của Liên Xô và bị tách ra khỏi đất nước mẹ bởi Litva, Belarus, Estonia và Latvia (visa bắt buộc phải đến Nga bằng đường bộ).
5. Đảo Märket: Đường biên giới kỳ lạ giữa Thụy Điển và Phần Lan

Nằm ở biển Baltic giữa Thụy Điển và Phần Lan, đảo Märket là hòn đảo biển nhỏ nhất trên thế giới được chia sẻ bởi cả hai quốc gia. Câu chuyện hài hước thực sự bắt đầu vào năm 1885, khi Đế quốc Nga (trị vì Phần Lan thời đó) xây dựng một ngọn hải đăng ở bên phía Thụy Điển do nhầm lẫn.
Đảo Märket. Ảnh: cntraveler

Tranh chấp chỉ được giải quyết gần 100 năm sau đó, vào năm 1981, khi một cuộc khảo sát chung giữa Thụy Điển và Phần Lan quyết định tạo ra một đường biên giới chữ S ngoằn ngoèo thông minh, đưa ngọn hải đăng trở lại phía Phần Lan nhưng cho phép người Thụy Điển giữ lại phần đất của mình như trước.
6. Ceuta: Đường biên giới kỳ lạ giữa Tây Ban Nha và Ma-rốc

Sau nhiều thế kỷ được thông qua giữa các vương quốc và triều đại khác nhau, thành phố cảng Ceuta của Bắc Phi đã là sở hữu của Tây Ban Nha kể từ năm 1668.
Ceuta thường xuyên chứng kiến cảnh người di cư vượt rào. Ảnh: New Europe

Nó gây tranh cãi bởi đây là một trong hai biên giới đất liền giữa châu Âu và châu Phi (bên kia là một vùng đất khác của Tây Ban Nha, Melilla, 241km), có hàng rào biên giới kẽm gai lớn chạy dọc theo biên giới giữa Ceuta và Ma-rốc.

Những người di cư tuyệt vọng cố gắng tiếp cận bờ biển châu Âu phải đối mặt với thách thức là vượt qua những hàng rào này trước khi chiêm ngưỡng bất cứ điều gì khác.
7. Derby Line: Đường biên giới kỳ lạ giữa Mỹ và Canada

Đây có phải là biên giới thân thiện nhất của Mỹ? Cả thị trấn Derby Line và Stanstead nhỏ bé ở phía bắc Vermont đều có Đại lộ Canusa được đặt tên rất vui nhộn, nơi các ngôi nhà của người Mỹ và Canada đối diện trực tiếp với nhau và biên giới quốc tế len lỏi qua các khu vườn và quán cà phê.
Derby Line có lẽ là một trong những đường biên giới thân thiện nhất thế giới. Ảnh: Fodors

Cư dân từ hai bên đường thường xuyên qua lại và đi chơi trong các quán bar và câu lạc bộ của đối phương. Mặc dù an ninh biên giới đã bị siết chặt hơn kể từ vụ khủng bố 11/9, nhưng tình bạn giữa hai cộng đồng vẫn tiếp tục.
8. Gambia (Tây Phi): Sở hữu đường biên giới kỳ lạ như ngón tay chọc thủng anh hùng xóm

Là quốc gia nhỏ nhất ở châu Phi, Gambia khó có thể nhìn thấy trên bản đồ. Với đường bờ biển ngắn, hình dáng hẹp dọc theo sông Gambia giống như một ngón tay chọc vào cơ thể của Senegal.
Gambia. Ảnh: Lonely Planet

Có tin đồn rằng biên giới kỳ lạ của nó là kết quả của các tàu chiến Anh thời thuộc địa đi được bao xa trên sông và khoảng cách bắn pháo giữa hai bên.
9. Đảo Pheasant (Đảo Gà Lôi): Đường biên giới kỳ lạ giữa Tây Ban Nha và Pháp

Không thể quyết định ai sở hữu cái gì? Một câu trả lời cho câu hỏi hóc búa này là cho phép đổi giữa hai bên cứ 6 tháng một lần.

Đó là giải pháp mà Pháp và Tây Ban Nha đã đưa ra vào năm 1659 cho đảo Pheasant, hòn đảo nhỏ không có người ở nằm trên sông Bidasoa, giữa biên giới hai quốc gia xứ Basque.
Đảo Pheasant. Ảnh: Fodors

Nghi lễ trao đổi biên giới độc đáo diễn ra hai năm một lần có nghĩa là đảo Pheasant đã đổi chủ hơn 700 lần kể từ thỏa thuận.
10. Northwest Angle (Góc Tây Bắc): Đường biên giới kỳ lạ giữa Mỹ và Canada

Tương tự như Point Roberts, Northwest Angle ở bang Minnesota, Mỹ là một thảm hỏa bản đồ do lịch sử mà phần lớn người Bắc Mỹ chẳng hề biết đến.
Northwest Angle. Ảnh: Star Tribune

Sau Hiệp ước Paris năm 1783, Anh và Mỹ đã thống nhất biên giới mới dựa trên tấm bản đồ lỗi của nhà sản xuất về con sông Mississippi. Sau khi bản đồ được vẽ chính xác hơn vào năm 1818, nó tạo ra Northwest Angle, khiến nơi đây bị tách ra hoàn toàn khỏi nước Mỹ. Chỉ được bao quanh bởi nước và Canada, Northwest Angle nhô ra khỏi Manitoba và chỉ có 119 cư dân ở đó.
11. Konstanz: Đường biên giới kỳ lạ giữa Đức và Thụy Sĩ

Konstanz là một ví dụ về thành phố được hưởng lợi rất nhiều từ đường biên giới kỳ lạ giữa hai quốc gia.
Konstanz núp bóng Thụy Sĩ mà tránh bom. Ảnh: bodensee

Thành phố lịch sử Konstanz của Đức, nằm trên hồ Constance, không bình thường ở chỗ biên giới Đức-Thụy Sĩ cắt ngang qua nó. Điều này có nghĩa là trong các cuộc tấn công ném bom hàng đêm của đồng minh trong Thế chiến II, nó là thành phố duy nhất của Đức có thể để đèn sáng, giả vờ mình là một phần của Thụy Sĩ, do đó tránh được bom rơi hoàn toàn.
12. Đảo Liberty (Đảo Tự Do): Tượng là của New York, nhưng đảo thì không

Là biểu tượng trên thế giới, Tượng Nữ thần Tự do cũng là một phần của New York giống như Yankees và taxi màu vàng vậy.

Nhưng thực tế, đảo Liberty nằm ở vùng  nước của bang New Jersey. Do đó, về mặt kỹ thuật, nó thuộc về bang New Jersey, chứ không phải New York.
Đảo Liberty. Ảnh: Fodors

Tuy nhiên, điều đó nghe có vẻ không hấp dẫn đối với khách du lịch đến thăm thành phố hàng năm. Do đó, hai bang đã có thỏa thuận, để Tượng Nữ thần Tự do có thể là một phần của thành phố không bao giờ ngủ.

 

Xem thêm: Thị trấn Büsingen am Hochrhein: Kẻ hai mặt bị giằng xé giữa hai quốc gia

 

Phong Sa

Theo Báo Thể Thao Việt Nam

Nguồn Báo Dulichvietnam online

Ảnh: In Block Photography

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *